9 đại học,ảngviênđượctậphuấnchươngtrìnhgiáodụcmớnhận định molde học viện này bao gồm Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, ĐH Vinh, Trường ĐH Sư phạm Huế, Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Học viện Quản lý giáo dục.
Vụ trưởng Giáo dục Trung học Vũ Đình Chuẩn chia sẻ về chương trình giáo dục phổ thông mới trong buổi khai mạc khóa tập huấn (Ảnh: Thúy Nga)
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ phó Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT), cho biết đây là đợt tập huấn thứ hai được triển khai. Trước đó, 200 báo cáo viên nguồn gồm các giảng viên sư phạm, giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý phổ thông đã được tham gia.
Nội dung khoá tập huấn lần này tập trung vào hai vấn đề là tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông mới và định hướng đổi mới giáo dục phổ thông để triển khai chương trình mới.
100 giảng viên sẽ cùng đội ngũ xây dựng tài liệu của Học viện Quản lý giáo dục (đơn vị chủ trì tập huấn) thảo luận và hoàn thiện tài liệu Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới dành cho cán bộ quản lý cấp sở/phòng và hiệu trưởng trường phổ thông.
Đồng thời với việc hoàn thiện tài liệu bồi dưỡng, các giảng viên quản lý giáo dục chủ chốt sẽ được phát triển các năng lực đáp ứng yêu cầu tập huấn cho 1.028 cán bộ quản lý cấp Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT và 4.000 hiệu trưởng cốt cán.
Ông Thành thông tin thêm khoá tập huấn 100 giảng viên chủ chốt lần này có sự tham gia đứng lớp, trao đổi của các chủ biên chương trình môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới, lãnh đạo Vụ giáo dục trung học và Vụ giáo dục tiểu học.
Tiếp đó, từ 13-15/5, tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ, 1.028 cán bộ quản lý cấp Sở, Phòng GD-ĐT sẽ tham gia khóa tập huấn thứ ba để hiểu những gì cấp quản lý cần thực hiện và chỉ đạo để đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới và giúp chương trình triển khai hiệu quả.
Dự án Hỗ trợ đổi mới Giáo dục phổ thông (RGEP) do Bộ GD-ĐT là cơ quan chủ quản và chủ dự án, Ngân hàng thế giới tài trợ. Dự án gồm 4 thành phần: Hỗ trợ phát triển chương trình giáo dục phổ thông; hỗ trợ biên soạn sách giáo khoa theo chương trình; hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến chương trình và chính sách giáo dục phổ thông; quản lý, giám sát, đánh giá dự án. |
Thúy Nga
Mời thầy Úc về tập huấn giáo viên cho chương trình phổ thông mới
Những giảng viên sư phạm, giáo viên và cán bộ quản lý phổ thông giỏi đã được tham gia tập huấn với chuyên gia Australia để triển khai mở rộng phục vụ cho chương trình phổ thông mới.