Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu rà soát toàn bộ diện tích đất đang quản lý,óThủtướngyêucầuràsoátđấtđaitrướckhicổphầndoanhnghiệkêtqua bong đa anh hôm nay sử dụng để lập phương án sử dụng đất, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước thời điểm quyết định cổ phần hóa.
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi các bộ, ngành và địa phương về chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020.
Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu các đơn vị liên quan xây dựng phương án cơ cấu lại doanh nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện theo Quyết định số 707/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng lưu ý cơ quan bộ, ngành phải giám sát doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hoá; yêu cầu các DN công khai các thông tin và hoạt động của mình theo yêu cầu của Chính phủ.
Tính từ ngày 1/7/2014 đến ngày 30/11/2016 có 60 trường hợp doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước cổ phần được cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất (Ảnh: Đất công nghiệp thuộc Cty Xe đạp Thống Nhất thành dự án bất động sản với quy mô 2 tòa chung cư và hàng chục biệt thự đang thi nhau mọc lên). |
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các cơ quan liên quan nhanh chóng thực hiện chuyển giao quyền chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp (đang nằm trong tay các Bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh) chuyển giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 10/2017.
Đối với vấn đề luôn gây lo ngại thất thoát và sai lệch tài sản Nhà nước, xã hội khi định giá trước cổ phần hoá là đất đai, nhà xưởng. Phó Thủ tướng yêu cầu phải rà soát toàn bộ diện tích đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước thời điểm quyết định cổ phần hóa; thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa, chủ động xử lý các vấn đề liên quan theo quy định.
Hàng loạt dự án bất động sản chuyển đổi “đất vàng” nhà nước
Hồi tháng 2/2017, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Thủ tướng chính phủ về việc rà soát việc sử dụng đất của các doanh nghiệp cổ phần hóa. Theo Bộ Tài chính, căn cứ vào báo cáo rà soát của Tổng cục Thuế tính từ ngày 1/7/2014 đến ngày 30/11/2016 có 60 trường hợp doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước cổ phần được cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Nêu tại báo cáo này, Bộ Tài chính nhận định, hiện nay tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi giao đất, cho thuê đất đối với đất nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước đã không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất nhưng chưa được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.
Cũng theo Bộ Tài chính, việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhất là những doanh nghiệp đang được nhà nước cho thuê đất ở những vị trí có giá trị thương mại ở trung tâm thành phố, việc xác định giá trị doanh nghiệp không tính giá trị quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp để cổ phần hóa nhưng không thực hiện đấu giá…
Các khu đất của các đơn vị sau di dời cũng là vấn đề được cử tri Hà Nội quan tâm. Tại báo cáo trả lời kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 4 HĐND TP, UBND TP Hà Nội đã trả lời ý kiến của cử tri quận Thanh Xuân về vấn đề này.
Cử tri quận Thanh Xuân đề nghị thành phố quản lý chặt chẽ các khu đất của các đơn vị sau di dời. Tổ chức đấu giá công khai minh bạch, để tránh thất thu cho ngân sách nhà nước.
Theo lý giải của UBND TP Hà Nội, việc sử dụng quỹ đất sau di dời để xây dựng trường học cần căn cứ hình thức xử lý nêu trên và phải phù hợp quy hoạch. Trên cơ sở hình thức xử lý đất sau di dời của từng đơn vị, thành phố tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất căn cứ khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai 2013. “Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản ngày 7/3/2017, thành phố đã chỉ đạo tạm dừng thủ tục bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Quyết định số 09 của Thủ tướng Chính phủ”, báo cáo nêu rõ.
Ghi nhận thực tế tại quận Thanh Xuân, nhiều cao ốc mọc lên trên nền những nhà máy, xí nghiệp cũ. Sau khi di dời, thay vì nhường đất cho công viên, cây xanh thì biến thành những chung cư cao tầng.
Như khu vực đường Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân), cách gần chục năm, đường Nguyễn Tuân là thủ phủ đặt trụ sở, nhà xưởng của các ngành công nghiệp nhẹ, tên tuổi một thời như Dệt Mùa Đông, Xe đạp Thống Nhất, hay Xe buýt Hà Nội... Đến nay trên các khu đất đều mọc lên những dự án nhà cao tầng.
Khảo sát trên tuyến đường Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân), với chiều dài toàn tuyến chỉ khoảng 1,1km tuy nhiên trên đường Nguyễn Tuân lại có khoảng hơn 10 dự án chung cư với khoảng 25 tòa nhà phân bố dọc 2 bên đường. Những người mua nhà tại đây lại thêm lo lắng khi dự án mở rộng con đường nhỏ hẹp này được Hà Nội gác lại. Nhiều dự án với quy mô lớn có địa chỉ tại những tuyến đường khác nhưng vẫn mở cổng đi ra lối Nguyễn Tuân như Times Tower hay Imperia Garden... Ngay đó, đường Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng… cũng dày đặc cao ốc.
Hồng Khanh
Cử tri quận Thanh Xuân đề nghị thành phố quản lý chặt chẽ các khu đất của các đơn vị sau di dời. Tổ chức đấu giá công khai minh bạch, để tránh thất thu cho ngân sách nhà nước.