搜索

Cha chia đất cho anh, em âm thầm làm sổ đòi lại thế nào?_lich thi đâu bong đá

发表于 2025-01-20 19:59:07 来源:Fabet

Phần đất 250m2 của em tôi đã làm giấy tờ đất và làm nhà trên đó. Sau khi cha mẹ mất,đấtchoanhemâmthầmlàmsổđòilạithếnàlich thi đâu bong đá người em của tôi đã âm thầm kê hết phần đất còn lại là của mình mà tôi không hề hay biết, nhưng vẫn được chính quyền cấp sổ, sau này thì tôi mới biết được sự việc như trên. Vậy cho tôi hỏi giờ tôi có thể đòi lại phần đất của mình được không.

Cơ sở pháp lý (do bạn chưa cung cấp các thông tin về thời gian nên chúng tôi dựa trên tinh thần của pháp luật hiện hành dưới đây để tư vấn về trường hợp của bạn): 

Bộ luật Dân sự 2015

Luật Đất đai 2013

Luật Tố tụng hành chính 2015

Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai số 45/2013/QH13

Căn cứ vào thông tin mà bạn cung cấp thì thửa đất 1000m2 là của cha bạn và để lại cho hai anh em. Đối với diện tích đất 250m2, em của bạn đã hoàn thành thủ tục đăng ký đất đai đúng theo quy định pháp luật, bạn cũng không có yêu cầu gì về diện tích đất này nên chúng tôi không có ý kiến. Đối với diện tích đất 750m2, trước tiên cần phải xác định đây là phần đất đứng tên cha bạn hay là của chung cha mẹ bạn. Bạn có thể lên xin trích lục hồ sơ địa chính thửa đất tại địa phương để tìm hiểu nguồn gốc của mảnh đất trên. 

{keywords}
Ảnh minh họa.

 Tiếp theo cần xem xét 2 trường hợp dưới đây: 

Trường hợp 1: Việc cha bạn giao diện tích 750m2 cho bạn được xác lập bằng văn bản thì đây là chứng cứ quan trọng chứng minh thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) diện tích 750m2 đất cho em bạn là sai quy định pháp luật hiện hành. 

Bạn cần tìm hiểu kỹ về các thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ này để chứng minh cơ quan có thẩm quyền chưa thực hiện đúng thủ tục theo quy định pháp luật đất đai. Ngoài ra, bạn cần dựa vào thời điểm cấp Giấy chứng nhận QSDĐ của diện tích đất này để đối chiếu pháp luật đất đai thời điểm đó. 

Có thể tại thời điểm đó cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận QSDĐ chưa thẩm tra, xác nhận rõ được về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất nói trên... 

Bạn sẽ tiến hành khởi kiện hành chính với yêu cầu hủy quyết định và thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ đối với thửa đất có diện tích 750m2.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần xác định thời hiệu khởi kiện hành chính, nếu thời hiệu này kết thúc, bạn sẽ mất quyền khởi kiện. Điểm a, khoản 2, Điều 116, Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định thời hiệu khởi kiện đối với quyết định hành chính là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định về việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho em bạn.

Ngoài ra bạn có thể bổ sung các chứng cứ về việc bạn đã “sử dụng ổn định” thửa đất trên trong thời gian dài. 

Theo Điều 21, Nghị định 43/2014/NĐ-CP về căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định

Sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đến thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận).

Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau đây:

Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất;

Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất;

Quyết định hoặc bản án của tòa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất;

Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;

Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất;

Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký;

Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất;

Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan;

Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ;

Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký.

Trường hợp thời điểm sử dụng đất thể hiện trên các loại giấy tờ quy định tại Khoản 2 điều này có sự không thống nhất thì thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định theo giấy tờ có ghi ngày tháng năm sử dụng đất sớm nhất.

Trường hợp không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 2 điều này hoặc trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất thì phải có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố) nơi có đất.”

Trường hợp 2: Việc cha giao diện tích 750m2 đất cho bạn không được xác nhận bằng văn bản và khi cha mẹ bạn mất không để lại di chúc thì đây được coi là di sản thừa kế và sẽ tiến hành chia theo pháp luật. Bạn có thể khởi kiện hành chính với yêu cầu như trường hợp 1, sau đó khởi kiện ra tòa án để yêu cầu chia di sản thừa kế. 

Theo quy định pháp luật dân sự, đối với trường hợp không có di chúc, di sản được chia theo pháp luật theo thứ tự sau đây (Điều 651, Bộ luật Dân sự 2015):

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản".

Theo đó, bạn và em của bạn đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất (nếu không còn người thuộc hàng thừa kế thứ nhất khác) và đều có quyền được chia di sản. Cụ thể, bạn sẽ được hưởng phân nửa diện tích thửa đất 750m2 sau khi quyết định của tòa án có hiệu lực.

Tư vấn bởi luật sư Đặng Đức Trí, quận Bình Thạnh, TP.HCM - thuộc cộng đồng Luật sư IURA

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc 

随机为您推荐
友情链接
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by Cha chia đất cho anh, em âm thầm làm sổ đòi lại thế nào?_lich thi đâu bong đá,Fabet   sitemap

回顶部