Chiến tranh đã qua đi ở rất nhiều quốc gia,ănhầmtrúbommộtthờinayđãtrởthànhnhữngđịadanhmớicựcđẹptrênthếgiớbd kq ligue 1 và những căn hầm trú bom từ thế kỷ 20 có lẽ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của chúng khi bảo vệ rất nhiều người khỏi sự công phá của những quả bom hạng nặng. Giờ đây, rất nhiều căn hầm này khi không còn được dùng cho mục đích che chắn nữa, đã được các kiến trúc sư tài năng thiết kế lại và cải tiến chúng thành những khoảng không gian đẹp mắt phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, như trang trại, nhà ở, thậm chí là biến chúng thành những hộp đêm vô cùng sang trọng.
Và dưới đây là 9 căn hầm trú bom đã được cải tiến để trở nên vô cùng đẹp mắt.
Một căn hộ sang trọng ở Đức
Tuy nói là hầm trú bom, nhưng thực tế thì "căn hầm" này nằm ở trên mặt đất, và được xây dựng tại Siegen, Đức. Nơi đây được xây dựng vào năm 1940, với mục đích bảo vệ thường dân khỏi những cuộc không kích trong thời chiến.
Vào năm 2016, căn hầm này đã được các kiến trúc sư tại Modulbuero cải tiến để trở thành một căn hộ vô cùng sang trọng. Do đặc điểm của căn hầm này là hẹp và dài, nên chúng cực phù hợp với phong cách thiết kế tối giản. Với tông màu trắng chủ đạo, căn hộ này hết sức tiện nghi với đầy đủ phòng ngủ, phòng bếp, phòng khách, phòng tắm, với cửa sổ lớn và ban công.
Nhà hát ở Đức
Với tên gọi Medienbunker, nơi đây từng là nơi để những người lính tại Hamburg đối phó với máy bay chiến đấu của quân địch. Vào năm 2000, hãng PYP đã biến căn hầm này trở thành nhà hát, và nơi đây trở thành nơi hoạt động của những nhà làm nghệ thuật.
Giờ đây, Medienbunker là nơi diễn ra các lớp học thiết kế và vũ đạo, đồng thời là phòng thu âm và nhà hát. Các nhà làm phim độc lập cũng thường xuyên trình chiếu những tác phẩm của mình tại đây.
Trung tâm sự kiện, nhà hàng và viện bảo tàng tại Nga
Bunker-42 được hoàn thiện vào năm 1956, trải rộng gần 7000 mét vuông và nằm ở độ sâu 65m dưới lòng đất ở Moscow. Trong thời chiến, căn hầm này có thể che chở cho hơn 3000 người trong suốt 90 ngày liền.
Vào năm 2006, căn hầm này được các kiến trúc sư cải tạo lại để trở thành viện bảo tàng của thời kỳ chiến tranh lạnh, đồng thời khoảng không gian rộng lớn tại đây còn được sử dụng làm nhà hàng và trung tâm tổ chức nhiều sự kiện lớn nhỏ khác nhau.
Bảo tàng Mỹ thuật tại Đức
Năm 2000, các kiến trúc sư Đức đến từ Bunkerwohnen được giao nhiệm vụ cải tạo 6 căn hầm trở thành nhà ở và trung tâm sự kiện. Bức hình trên được chụp ở Bunker-F38 tại Bremen, Đức, là nơi được sử dụng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật liên quan đến hội họa và âm nhạc.
Phòng luyện tập cho các ban nhạc tại Đức
Cũng ở Bremen, năm 2009 các kiến trúc sư của Bunkerwohnen lại một lần nữa ra tay biến căn hầm Bunker-B35 thành nơi luyện tập cho các ban nhạc. Đây là nơi hết sức lý tưởng cho các ban nhạc có thể thỏa thích "quẩy hết mình", nhờ việc sở hữu bức tường dày tới hơn 1m, với khả năng cách âm vô cùng lý tưởng.
Quán bar tại Trung Quốc
Trung Quốc, giữa thập niêm 60 và 70 của thế kỷ trước đã xây hàng ngàn căn hầm để che chở người dân khỏi máy bay không kích trong chiến tranh.
Năm 2016, một căn hầm tại thành phố Thượng Hải đã được mở lại, và nay nó đã trở thành một quán bar với tên gọi The Bunker. Tại đây, các nhân viên sẽ mặc quân phục để phục vụ khách hàng.
Quán trà tại Hà Lan
Năm 1936, chính quyền Hà Lan xây dựng 2 căn hầm nối nhau tại Vreeland, cách Amsterdam về phía Nam 20 dặm. 70 năm sau, vào năm 2006, căn hầm này được cải tạo và thiết kế lại để trở thành một phòng trà, có tên gọi "Tea House on Bunker".
Nông trại tại Anh
Giữa thời thế chiến thứ hai, căn hầm tại Clapham là nơi trú ẩn cho hơn 8000 người dân tại London, Anh Quốc. Sau khi chiến tranh kết thúc, căn hầm này cũng đã hoàn thành nhiệm vụ và bị bỏ không hàng chục năm trời.
Tới năm 2014, startup nông nghiệp Zero Carbon Food đã cải tạo nơi đây thành một nông trại dưới hầm, sử dụng kỹ thuật hydroponic để trông các cây nông nghiệp trong nước giàu dinh dưỡng, và chiếu sáng bằng đền LED.
Bảo tàng Thế chiến thứ hai tại Đan Mạch
Tại Đan Mạch, trong thời kỳ thế chiến thứ hai đã có hơn 200 căn hầm trủ ẩn được xây dựng. Trong đó, lớn nhất là boongke Tirpitz tại Blavand. Tuy có kích thước rộng lớn lên tới 700 mét vuông, nhưng boongke này chưa từng một lần được sử dụng trong thời chiến.
Tháng 6 năm 2017, hãng thiết kế Bjarke Ingels Group đã tiến hành cải tạo nơi đây trở thành viện bảo tàng, và giờ đây du khách đến đây có thể tìm hiểu thêm nhiều điều về thế chiến thứ hai, cũng như lịch sử của vùng phía Tây Đan Mạch.
Theo GenK
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
Cách chọn và khử mùi hôi của vịt khi chế biến
Tạo căn cứ pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu quả đầu tư công
Phú Giáo: Cải cách hành chính theo hướng tạo sự hài lòng cho người dân
Bàu Bàng: Khai mạc kỳ họp HĐND lần thứ 10, khóa II
Những món ngon mùa thu Hà Nội
Họp Quốc hội: Thảo luận dự án Luật có quy định liên quan đến quy hoạch
Lãnh đạo tỉnh tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam
Phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm trước Đảng, nhân dân và đất nước
2 cuốn sách truyền cảm hứng kinh doanh và sống tích cực
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Phó Chủ tịch EP
Sao Hàn đến Việt Nam: Người ăn 12 bát phở, người muốn thử tiết canh
Lễ công bố tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập từ tiếng Việt sang tiếng Lào