Phát biểu về Số hóa ngành Công nghiệp và vai trò của Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0,ủtịchEricssonViệtNamNhàmạngsẽcóthêmtỉUSDdoanhthukhitriểmở kèo nhà cái Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào đồng thời cũng là Đồng chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam, cho hay: “Khái niệm về ‘Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ thay đổi cách Việt Nam sản xuất và thiết kế sản phẩm. Dựa vào sức mạnh của dữ liệu lớn (big data), công suất tính toán cao, trí tuệ nhân tạo và phân tích, ngành Công nghiệp 4.0 mang sứ mệnh số hóa hoàn toàn ngành sản xuất”. Ông bày tỏ rằng Việt Nam cần tăng tốc hơn nữa trong công cuộc áp dụng Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Sự bảo mật cho các mạng IoT 4G & 5G trên toàn quốc là cột mốc và nền tảng quan trọng cho sự phát triển của thành phố thông minh vì chính mạng CNTT tiên tiến này là động cơ thúc đẩy hành trình chuyển đổi kỹ thuật số.
“Chúng tôi tin chắc rằng các quốc gia tiên phong trên con đường 5G sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu do quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đa ngành của họ được đẩy mạnh hơn. Các ngành công nghiệp hưởng lợi nhiều nhất từ 5G chính là những ngành có thể tận dụng tốc độ cao, độ trễ thấp, độ tin cậy cực cao của 5G nhằm tăng hiệu quả, cải thiện về chất lượng và sự an toàn, hay tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ sáng tạo. 2018 cũng là năm 5G sẽ ra mắt thị trường toàn cầu và triển khai IoT di động trên quy mô lớn được giới thiệu. Việt Nam có thể sẽ triển khai 5G vào năm 2021. Những công nghệ này hứa hẹn những khả năng mới có tác động lớn đến cuộc sống con người, đồng thời biến đổi các ngành công nghiệp. Sự thay đổi này sẽ chỉ diễn ra khi những nhà chức trách và đầu ngành nỗ lực đi đến thống nhất về băng tần, tiêu chuẩn và công nghệ phù hợp”, ông Denis cho biết.