Khán giả thường biết đến Dương Hoàng Yến với vai trò ca sĩ hơn là giảng viên Khoa Thanh nhạc trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Nhìn tuổi đời,ôgiáoDươngHoàngYếnđidạynămMuốnbùngcháylêntăngxôngsuýtngấkết quả bóng đá a rập xê út hôm nay ít ai nghĩ chị đã thuộc biên chế Nhà nước tròn 10 năm.
Dương Hoàng Yến luôn tâm niệm phương châm đào tạo sinh viên sao cho giữ trọn vẹn nhất sự tự nhiên của mình thay vì trở thành bản sao của cô giáo. Ngày xưa, chị từng bị "nhiễm" cô giáo của mình đến cả cách nhíu mày, đánh tay, mở miệng,... mất một thời gian dài mới sửa triệt để.
Dương Hoàng Yến thường nói với sinh viên rằng với ca sĩ, việc tạo điểm riêng biệt quan trọng nhất. Đó có thể là nét đặc trưng không trộn lẫn trong phong cách, dòng nhạc, giọng hát,...
"Có rất nhiều kiểu sinh viên. Có bạn có thanh nhưng không có sắc; bạn thì có sắc nhưng không có thanh; có bạn không có thanh lẫn sắc nhưng có khả năng kinh tế mạnh. Là cô giáo, tôi luôn lấy các ví dụ từ chính trong nghề để nói cho các em hiểu'' - chị nói.
Mười năm trong nghề, Dương Hoàng Yến từng trải qua nhiều vui buồn lẫn những nhiêu khê của nghề giáo. Bởi, nghề giảng viên thanh nhạc đặc trưng ở việc người dạy phải thị phạm trực tiếp, cầm tay chỉ việc người học.
Không phải sinh viên nào cũng có năng khiếu âm nhạc thiên phú. Đây là đối tượng người học vừa thách thức vừa kích thích sự hứng thú của Dương Hoàng Yến. Một tiết học vỏn vẹn 45 phút có thể "ngốn" sạch năng lượng của chị, gấp nhiều lần so với đi hát.
Ca sĩ hài hước kể: "Học trò là gì? Là người hát những lần đầu không bao giờ đúng, thậm chí sai tung tóe ra. Bao lần tôi muốn "bùng cháy", lên tăng xông, suýt ngất. Ngày xưa, tôi từng chứng kiến cô giáo mình ngất giữa lớp do dạy một bạn mắc lỗi hát ngược hơi".
Tuổi 31, Dương Hoàng Yến không còn đủ kiên nhẫn và thể lực như thời trẻ nên thay đổi cách thị phạm. Chẳng hạn, nếu mình làm mẫu vài lần mà sinh viên vẫn không làm được, chị sẽ bỏ qua bài này, học bài tiếp theo.
Chị muốn tránh tình trạng cô và trò stress nặng, việc học phản tác dụng. Dương Hoàng Yến cũng từng là sinh viên, từng mất hàng chục năm chỉ để sửa một lỗi sai trong cách hát hoặc hoàn thiện một kỹ thuật nào đó.
Dương Hoàng Yến tin rằng giảng viên thanh nhạc nào cũng muốn học trò của mình thành danh, nổi tiếng. Chị thấy thỏa mãn hơn khi dạy thành công những sinh viên ít năng khiếu.
Dương Hoàng Yến không nghĩ mình khắt khe. Dù vậy, chị thấy sinh viên rất sợ mình. Trong lớp, sinh viên rụt rè, ít nói và không bao giờ từ chối yêu cầu của cô giáo.
Có lần, Dương Hoàng Yến bận nên để sinh viên của mình sang lớp khác học. Sau đó, chị bị đồng nghiệp phàn nàn học trò của mình "ồn ào, bắt nạt cả cô giáo". Ca sĩ ngớ người, trả lời: "Sinh viên của em hiền lắm, trong lớp im phăng phắc cơ mà!".
Một kỷ niệm đáng nhớ khác, Dương Hoàng Yến từng "trị" một sinh viên giỏi mải yêu đương nên học hành chểnh mảng. Ca sĩ nghỉ dạy, dành một buổi để chia sẻ về tình yêu và cuộc sống với học trò.
Chị muốn sinh viên hiểu mình sẽ phải đối diện điều gì nếu bỏ lỡ cơ hội, giai đoạn vàng trong độ tuổi của mình. Thế là cuối buổi tư vấn, sinh viên này bật khóc, sau đó không chểnh mảng học tập nữa. "Với tôi, cô giáo không phải chỉ dạy mỗi chuyên môn", chị nói.
Dương Hoàng Yến nghiêm túc, tận tụy trên giảng đường nhưng luôn vui vẻ, hòa đồng khi đi ăn cùng sinh viên. "Có thể cách tôi dạy hơi nghiêm, cộng thêm giọng nói, ngoại hình khiến các em nghĩ mình dữ", nữ giảng viên phân trần.
Cô giáo Yến sành điệu, gợi cảm ngoài đời.
Hiện tại, Dương Hoàng Yến đã dọn vào TP.HCM sinh sống nhằm phục vụ cho kế hoạch Nam tiến phát triển sự nghiệp. Về công việc giảng dạy ở Hà Nội, ca sĩ cũng được trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội hỗ trợ, tạo điều kiện.
Chị bộc bạch: "Trong học kỳ, tôi thường nhờ đồng nghiệp hỗ trợ hoặc tranh thủ về Hà Nội. Mục tiêu của tôi là bảo đảm kết quả thi cuối kỳ của các em. Trường hợp không kham nổi, tôi sẽ tạm nghỉ dạy".
Dương Hoàng Yến muốn dành trọn vẹn 10 tập trung phát triển sự nghiệp tại thị trường giải trí TP.HCM. Sau đó, chị sẽ trở lại với nghề giáo. "Bến đỗ cuối cùng của tôi là giảng dạy", chị nhấn mạnh.
(责任编辑:Cúp C1)