Lời tòa soạn: VietNamNet giới thiệu bài 5 về kinh nghiệm thế giới,ảnlýtổhợpthểthaoquốcgiathếnàbd kq cup anh trong loạt bài 'Cơ chế nào để các công trình nghìn tỷ phát huy giá trị đầu tư, duy trì hoạt động hiệu quả phục vụ cho các sự kiện lớn của đất nước?'
Sân vận động quốc gia Singapore ở Kallang có sức chứa 55.000 chỗ ngồi. Đây là sân vận động lớn nhất nước. Được khánh thành vào ngày 30/6/2014, sân vận động đa năng này không chỉ là sân nhà của đội tuyển bóng đá quốc gia Singapore, mà còn phù hợp để làm nơi thi đấu bóng bầu dục, điền kinh và cricket.
Là một trong những công trình sở hữu cấu trúc mái vòm lớn nhất thế giới, sân có thiết kế thông gió tự nhiên với mái che có thể thu vào. Đây là địa điểm chính diễn ra Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2015 (Sea Games 2015) và đã tổ chức các trận đấu của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup) vào các năm 2014, 2018 và 2020.
Sân vận động quốc gia là công trình cốt lõi của dự án Tổ hợp thể thao Singapore (Sports Hub), một khu phức hợp thể thao và giải trí rộng 35ha với tổng kinh phí xây dựng 1,3 tỷ SGD (gần 1 tỷ USD), bao gồm cả sân vận động trong nhà, trung tâm thể thao dưới nước OCBC, nhà thi đấu đa năng OCBC, bảo tàng thể thao, thư viện thể thao và trung tâm mua sắm Kallang Wave.
Theo Bộ Văn hóa, Cộng đồng và Thanh niên Singapore, Sports Hub là dự án hợp tác công - tư lớn nhất từ trước đến nay của nước này. Chính phủ Singapore đã ký thỏa thuận 25 năm, giao cho SportsHub Pte Ltd. (SHPL), một công ty liên doanh giữa HSBC Infrastructure, Dragages, United Premas và Global Spectrum, chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng, cấp vốn và vận hành khu phức hợp từ năm 2010. Ủy ban Thể thao Singapore (SportSG) trực thuộc Bộ có nghĩa vụ trả một khoản phí hàng năm là 193,7 triệu SGD (hơn 146,4 triệu USD) cho công ty.
Khoảng 65% khoản phí hàng năm đó được SHPL dùng để trả các khoản nợ họ đã vay để xây dựng SportsHub. Số tiền còn lại dành cho việc bảo trì và vận hành trung tâm hàng ngày cũng như chi phí vòng đời của tài sản.
Theo nhà chức trách, nếu SHPL đạt được một loạt chỉ số đánh giá thực hiện công việc (KPI) quy định trong hợp đồng, bao gồm cả sự sẵn sàng của các cơ sở Sports Hub và hiệu suất của các dịch vụ (chương trình các sự kiện, sự sạch sẽ, an ninh, chất lượng chăm sóc khách hàng...), họ sẽ nhận được trọn vẹn khoản phí thường niên từ SportSG. Nếu không đạt KPI, số tiền sẽ bị giảm tương ứng.
Kể từ khi Sports Hub đi vào hoạt động, SHPL đã bị một số người chỉ trích vì khiến sân vận động quốc gia không còn là nơi chỉ phục vụ thi đấu thể thao, mà còn trở thành địa điểm tổ chức cả các chương trình biểu diễn nghệ thuật của các nghệ sĩ, ban nhạc nổi tiếng trong nước và quốc tế như Lâm Tuấn Kiệt, Châu Kiệt Luân, Mariah Carey, Backstreet Boys, Coldplay, BTS, Justin Bieber…
Tuy nhiên, chia sẻ trên trang The Home Ground Asia, Sasikumar Ramu, cựu tuyển thủ bóng đá Singapore hiện làm Tổng giám đốc điều hành tập đoàn tư vấn đa quốc gia Red Card Global, bày tỏ sự cảm thông với quyết định của SHPL. Doanh nhân này giải thích, Sports Hub được vận hành như một doanh nghiệp và các nhà quản lý cần đảm bảo doanh thu.
Dẫu vậy, ông Sasikumar cũng chỉ ra một điểm bất cập là giá vé vào xem bóng đá ở sân vận động quốc gia đắt hơn nhiều lần so với trước kia, có thể hạn chế số khán giả muốn đến sân xem thi đấu trực tiếp.
Báo Strait Times đưa tin, tháng 6 năm ngoái, SportSG và SHPL đã nhất trí chấm dứt hợp đồng trước hạn. Theo đó, từ 9/12/2022, SportSG nắm toàn quyền kiểm soát và vận hành trực tiếp Sports Hub.
Chủ tịch SportSG Kon Yin Tong cho biết, quyết định được đưa ra sau khi nhà chức trách Singapore đã cân nhắc kỹ lưỡng. Động thái sẽ “tối đa hóa giá trị của Sports Hub, đảm bảo tổ hợp thể thao luôn bắt kịp thời đại, bối cảnh cạnh tranh đang thay đổi cũng như các nhu cầu mới của quốc gia”.
Ước tính gần 90% nhân viên của SHPL làm các công việc liên quan đến Sports Hub đã chuyển sang làm việc cho SportSG, đảm bảo mọi hoạt động tại trung tâm vẫn tiếp diễn bình thường. Nhà chức trách cũng có kế hoạch tổ chức thêm nhiều sự kiện thể thao cộng đồng, xem xét đẩy mạnh hoạt động marketing và điều chỉnh giá vé xem thi đấu thể thao hợp lý hơn để thu hút thêm nhiều người dân.
Bài sau: Công trình nghìn tỷ nhếch nhác: 'Không cấp ngân sách sửa tài sản công chỉ để kinh doanh'
Sân Mỹ Đình: 400 tỷ đồng sửa chữa chỉ như muối bỏ bể, cơ chế nào cho đủ?Dù mới được sửa chữa và nâng cấp với gói 408 tỷ đồng để phục vụ SEA Games 31, nhưng sân vận động quốc gia Mỹ Đình đang để lại hình ảnh nhếch nhác.