“Tôi xuất phát từ một gia đình nông dân nên mong muốn làm gì đó cho nông nghiệp và cho mỗi người nông dân đỡ cơ cực trên mảnh đất của mình. Việt Nam là đất nước nông nghiệp và có quá nhiều vấn đề phải giải quyết và tôi nghĩ rằng một trong những vấn đề đó là đưa công nghệ vào để giải quyết những bài toán đó. Tất nhiên,ôngnghiệpcôngnghệcaosẽhỗtrợchohàngtriệuhộnôngdânViệcúp ba lan nông nghiệp là bài toán khó mà ít có công ty nào nhảy vào lĩnh vực này. Thậm chí đến thời điểm này thị trường nông nghiệp Việt Nam cũng gần như chỉ có đối tác phân phối cho các công ty Israel chứ gần như chưa có bóng dáng các công ty của Trung Quốc hay Hàn Quốc bởi thị trường này có quy mô chưa đủ hấp dẫn các công ty nước ngoài. Nextfarm cũng hiểu rằng, khi vào lĩnh vực nông nghiệp sẽ gặp phải nhiều rào cản và thách thức, nhưng nếu thành công sẽ có thị trường rất lớn đó là hàng chục triệu hộ nông dân” Ông Trần Quang Cường kể lại cơ duyên đến với nông nghiệp công nghệ cao.
Tuy nhiên con đường này cũng đầy chông gai có những lúc tưởng chừng không thể vượt qua nổi. “Tôi đã phải 2 lần phải đạp đi để lập lại đội xây dựng giải pháp mới cho công ty. Lần thứ nhất là giữa năm 2017, Nextfarm có được hợp đồng với 1 công ty viễn thông để giới thiệu giải pháp nông nghiệp thông minh cho họ. Thời gian triển khai hợp đồng này gần đến nơi mà giải pháp gặp vấn đề không chạy được. Nếu cứ cố triển khai Nextfarm sẽ gặp phải vấn đề là đối tác sẽ không ký tiếp hợp đồng nữa. Trước tình huống đó tôi đã phải “đập” toàn bộ đội đi rồi tìm những bạn bè mình đang làm trong lĩnh vực này nhờ họ trợ giúp vì đo là tình huống mà không được phép thất bại bởi nếu thất bại công ty sẽ phá sản. Rồi cũng may giải pháp nông nghiệp thông minh của chúng tôi cũng đã chạy tốt” ông Cường kể lại.
Đến năm 2018, Nextfarm lại gặp khó khăn về tài chính khi sản phẩm chưa thực thương mại được. Lúc đó, công ty không có dòng tiền đầu tư, nhưng lại phải “đập” hệ thống đi để xây dựng lại.
Sau này ông Cường mới nhận ra mình đã rất ngớ ngẩn khi tự đi tìm nguyên lý mới cho giải pháp châm phân dinh dưỡng cho Nextfarm cây trồng trong khi các tập đoàn nông nghiệp trên thế giới đã tìm ra. Đến bây giờ nó vẫn là bài học rằng chúng ta không phải vất vả để đi tìm định luận newton làm gì cả mà nên học theo họ để thiết kế phần cứng mà chỉ tập trung vào làm giải pháp phần mềm. Sau đó, chúng tôi đã triển khai các giải pháp cho khách hàng rất tốt với cách làm này. Sau khi mấu chốt được giải quyết thì chúng tôi phát triển thị trường trải dài từ Bắc tới Nam.
Theo phân tích của Nextfarm, hiện nay các công ty của Israel đang chiếm thị phần chủ yếu tại Việt Nam. Tuy nhiên, công ty cũng không ngại cạnh tranh với các đối thủ này vì thực tế tại Việt Nam chỉ có các công ty thương mại bán giải pháp của Israel chứ họ không phải là những công ty công nghệ. Tất nhiên, các công ty này có khả năng thương mại hóa sản phẩm rất tốt. Thị trường Việt Nam cũng có những đặc thù khi các mảnh ruộng nhỏ lẻ, trong khi đó giải pháp công nghệ của nước ngoài lại làm cho những cánh đồng có quy mô lớn. Vì vậy, vẫn còn đất cho các công ty công nghệ của Việt Nam đưa ra những giải pháp phù hợp cho thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam còn có ưu điểm có thể đưa ra các giải pháp không thua kém giải pháp của Israel, nhưng giá lại có thể cạnh tranh tốt hơn. Các công ty của Việt Nam còn có thể sát thị trường, hiểu được ngừi dân, tập quán và thị trường.
Giải pháp của Nextfarm cung cấp tổng thể theo dạng chìa khóa trao tay cho người nông dân, từ hệ thống châm phân dinh dưỡng tự động để điều khiển dinh dưỡng tưới, đến số hóa toàn bộ quá trình trồng và chăm sóc các loại cây trồng, đặc biệt là những cây trồng ngắn ngày như dưa lưới, dâu tây, cà chua. Theo đó, các quy trình từ khi gieo hạt tới từng chu kỳ sinh trưởng của cây đều được ghi lại bằng hình ảnh của từng cây và kết hợp với phân tích dữ liệu từ các cảm biến để đưa ra quy trình chăm sóc phù hợp nhất. Như vậy toàn bộ quá trình trồng và chăm sóc bón phân của các sản phẩm nông sản được số hóa phục vụ cho cả việc giúp người mua có thể truy xuất nguồn gốc rõ ràng đến từng cây một chứ không phải hình thức quét mã QR để dẫn đến website như hiện. Hình thức truy xuất nguồn gốc này có thể số hóa đến cả khâu đóng gói và nhà phân phối là ai. Như vậy, ngoài việc để khách hàng có thể truy xuất minh bạch nguồn gốc các sản phẩm nông nghiệp, còn tránh được việc như hàng giả, hàng nhái giống như vụ gạo ngon nhất thế giới vừa qua.
“Với giải pháp của chúng tôi, người nông dân chỉ cần có 1 chiếc điện thoại smartphone nhập dữ liệu qua hình thức scand QR code nhập liệu từng công đoạn trồng, chăm sóc, thu hoạch và phân phối sản phẩm nông nghiệp một cách đơn giản. Sau một thời gian được hướng dẫn những người nông dân đều có thể sử dụng thành tạo những giải pháp này” ông Cường nói.
“Chúng tôi đã phải chứng minh cho khách hàng thấy hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là các cây ngắn ngày để người nông dân tin và bỏ tiền ra đầu tư. Khi người nông dân thấy các mô hình thành công một vài vụ thì lúc đó người ta mới tin và làm theo”, ông Cường chia sẻ.
Với việc ứng dụng công nghệ của Nextfarm vào nông nghiệp thông minh, điều này giúp cho người nông dân tạo ra các sản phẩm chất lượng và giá bán luôn ổn định.