Nhờ cây giống này,ờcâygiốngnàylãonôngTháiBìnhlãigầntỷđồngnămthoátcảnhsạtnghiệbig 6 ngoại hạng anh lão nông Thái Bình lãi gần 1 tỷ đồng/năm, thoát cảnh sạt nghiệp
Từ khi chuyên tâm ươm, trồng cây hồng xiêm giống, gia đình ông Mạnh thu 1,5 tỷ đồng mỗi năm, thoát cảnh sạt nghiệp vì nuôi lợn.
Mỗi năm xuất bán gần 100.000 cây hồng xiêm giống, ông nông dân Đặng Văn Mạnh (51 tuổi) ở thôn Vân Đài, xã Chí Hòa, huyện Hưng Hà (Thái Bình) giàu lên trông thấy. Từ khi chuyên tâm ươm, trồng cây hồng xiêm giống, gia đình ông Mạnh thu 1,5 tỷ đồng mỗi năm, thoát cảnh sạt nghiệp vì nuôi lợn.
Từng sạt nghiệp vì nuôi lợn
Sau khi UBND xã Chí Hòa (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) có chủ trương cho chuyển đổi một số diện tích đất phèn chua, đất trũng cấy lúa kém hiệu quả sang làm trang trại, ông Mạnh là 1 trong những người hưởng ứng đầu tiên.
Đầu năm 2013, gia đình ông Đặng Văn Mạnh đã mạnh dạn thuê hơn 3 mẫu đất sau đó cải tạo làm mô hình trang trại vườn-ao-chuồng (VAC).
Ông Mạnh đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng hơn 200m2 chuồng nuôi lợn khép kín. Cũng từ lúc ông nuôi lợn bao nhiêu cái đen đủi cứ bám lấy gia đình.
Hết bão giá lợn hơi thấp kéo dài rồi lại "bão dịch bệnh" hoành hành, bao nhiêu vốn liếng, tiền của mà hai vợ chồng ông tích góp được đầu tư vào nuôi lợn cứ đội nón ra đi.
Chuyện đã qua lâu, nhưng đến bây giờ khi mỗi lần nhắc lại vợ chồng ông Mạnh lại ám ảnh. Nhìn cái chuồng lợn bỏ hoang đã lâu, bụi bặm, mạng nhện chăng khắp nơi mà vợ chồng ông lại ứa nước mắt.
Ông Mạnh vẫn nhớ như in cái ngày mà giá lợn hơi xuống cực thấp chỉ còn 18.000 đồng/kg. Một con lợn to đùng mà bán cũng chỉ được có loanh quanh chưa tới 2 triệu đồng. Đợt bão giá lợn hơi đó đã khiến gia đình ông Mạnh hoàn toàn trắng tay và lỗ tới 600 triệu đồng.
Đen đủi không dừng ở đó mà tiếp tục đến với gia đình ông Mạnh. Ông đi vay mượn cầm cố tài sản để đặt cược vào 100 con lợn tiếp theo, mong muốn gỡ gạc số tiền đã thua lỗ trước. Đàn lợn đang khỏe mạnh bỗng lăn đùng ra chết vì dịch tả lợn châu Phi. Lại một lần nữa khiến vợ chồng ông Mạnh chỉ biết nhìn nhau khóc hết nước mắt.
"Cũng may đợt đó nhà tôi không còn tiền để mà tiếp tục đầu tư nuôi lợn. Với tình hình dịch bệnh trên đàn lợn như thế thì chẳng biết đâu mà lần, khéo đến cơm chẳng có mà ăn" - ông Mạnh nhớ lại.
Sau một thời gian khủng hoảng vì nuôi lợn, hai vợ chồng ông Mạnh bình tĩnh trở lại rồi tiếp tục gắng gượng tập trung chăm sóc vườn cây ăn quả.
Đầu năm 2017, thấy nhu cầu về cây hồng xiêm giống của thị trường tăng mạnh, sẵn có chút nghề trong tay, ông tập trung vào ươm giống loại cây ăn quả này.
Bán 100.000 cây hồng xiêm giống, doanh thu 1,5 tỷ đồng/năm
Năm đầu tiên ươm cây hồng xiêm giống ông Mạnh làm gần 4 sào. Sau hơn một năm chăm sóc, tỉa ghép ông xuất bán được hơn 10.000 cây giống, thu về hơn 100 triệu đồng. Thấy nhu cầu thị trường về cây hồng xiêm giống vẫn còn cao và có thu nhập cao từ công việc này ông mở rộng quy mô ươm giống cây hồng xiêm.
Chia sẻ với PV Báo điện tử Dân Việt, ông Mạnh vui vẻ cho biết, hiện tại diện tích ươm cây hồng xiêm giống của ông đã lên tới 1,5ha. Trong số diện tích này có khoảng 4.000m2 để trồng hơn 200 gốc hồng xiêm xoài lấy mắt ghép và 6.000m2 ươm cây hồng xiêm giống.
"Đầu năm vừa rồi tôi xuất bán khoảng 100.000 cây hồng xiêm giống, mỗi cây có giá bán 15.000 đồng. Sau khi trừ hết chi phí, gia đình tôi lãi khoảng gần 1 tỷ đồng " - ông Mạnh tiết lộ.
Thông thường, đầu năm ông Mạnh mua hạt hồng xiêm về gieo và chăm sóc đến khi nào cây lên cao khoảng 35 - 40cm mới tiến hành ghép, công đoạn này kéo dài khoảng 1 năm. Mắt ghép được lấy từ những cây hồng xiêm xoài bố mẹ mà ông đang trồng trong vườn. Sau khi ghép mắt hồng xiêm xoài khoảng 2 tháng là có thể xuất bán được.
Việc chăm sóc cây hồng xiêm giống cũng rất đơn giản. Chỉ tưới nước hàng ngày và bón phân theo định kỳ cho cây hồng xiêm giống phát triển. Ông thu gom rơm rạ sau mỗi vụ lúa để về phủ lên gốc cây hồng xiêm giống. Cách làm này vừa làm hạn chế có mọc và giữ được độ ẩm cho đất.
"Năm nay tôi cũng xuống khoảng hơn 100.000 cây hồng xiêm giống và phải sang tháng Giêng sang năm Tân Sửu 2021 mới tiến hành ghép. Chỉ cần đầu ra, giá bán ổn định như năm nay thì sang năm sau tôi cũng có thu nhập từ 800 - 1 tỷ đồng", ông Mạnh cười nói.
Theo ông Mạnh, ông làm cây hồng xiêm giống đã nhiều năm mà chưa có năm nào cây hồng xiêm sốt giá như 2 năm nay.
Làm ra bao nhiêu là dân buôn đến khuân hết tới đó. Thậm chí dân buôn cây giống còn tranh nhau mua nên chỉ có những ai quen biết và làm ăn với nhau lâu năm mới mua được. Cây hồng xiêm giống mới nhú đầu búp đã có người đặt mua hết.
"Thu nhập từ làm cây hồng xiêm giống tốt, không có bất kì loại cây gì hiện tại ở địa phương cho hiệu quả kinh tế bằng. Ươm cây hồng xiêm giống trung bình cho thu nhập 100 triệu đồng/sào, cao gấp mấy chục lần so với cấy lúa" - ông Mạnh chia sẻ.
Từ một người trắng tay, vỡ nợ vì nuôi lợn nhưng với ý chí của mình, sau vài năm chuyển sang ươm cây hồng xiêm giống, gia đình ông Đặng Văn Mạnh không những có thể trả được nợ mà còn có của ăn của để, vươn lên làm giàu ở địa phương.
Ông Đặng Văn Mạnh không chỉ là người nông dân làm kinh tế giỏi, mà còn là tấm gương biết vượt qua khó khăn vươn lên làm giàu ở tỉnh Thái Bình.