Luật sư tư vấn:
Theậpdichúckhicácconkhôngđồngthuậxếp hạng cúp c1o quy định tại Điều 624 Bộ Luật dân sự 2015: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Điều 625 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về người lập di chúc như sau:
- Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Như vậy, trường hợp ông bà già yếu nhưng tại thời điểm lập di chúc phải đáp ứng đủ điều kiện minh mẫn, sáng suốt, việc lập di chúc là tự nguyện, không bị cưỡng ép hoặc lừa dối.
Đối với tài sản riêng của ông bạn thì khi lập di chúc, ông có toàn quyền định đoạt tài sản của mình mà không phải phụ thuộc con cái của người lập di chúc. Do đó, ông bạn không cần có sự đồng ý của các con. Việc quyết định ai là người được hưởng di sản thừa kế và hưởng phần di sản thừa kế như thế nào hoàn toàn vào ý chí của ông bạn, các con không có quyền can thiệp.
Trường hợp ông bạn muốn lập di chúc cần đáp ứng điều kiện để di chúc hợp pháp theo quy định tại Điều 630 Bộ Luật dân sự 2015:
“Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.”
Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất và nhà trên đất, bên cạnh việc đáp ứng các yêu cầu của Bộ Luật dân sự 2013 về di chúc, người để lại di chúc thì pháp luật đất đai 2013 còn quy định rõ di chúc về quyền sử dụng đất phải được công chứng. Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 có quy định về việc công chứng liên quan chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:
“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;”
Như vậy, ông bạn có thể tòa quyền lập di chúc, chỉ định người hưởng di sản thừa kế mà không phụ thuộc vào ý kiến của bất kì ai. Tuy nhiên, việc lập di chúc quyền sử dụng đất cần được tuân thủ quy định về di chúc hợp pháp của Bộ Luật dân sự 2015 và phải được công chứng theo quy định pháp luật.
Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung vợ chồng, nếu bà bạn đã mất thì ½ quyền sử dụng đất là di sản thừa kế. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm bố mẹ, chồng, con sẽ được hưởng di sản. Trường hợp trên thì ½ di sản sẽ cần có sự thoả thuận của tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Nếu một trong những người thuộc hàng thừa kế có tranh chấp thì ½ di sản sẽ được chia theo pháp luật. Để chia thừa kế theo pháp luật thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nộp đơn khởi kiện chia di sản thừa kế tại Toà án nhân dân nơi có bất động sản.
Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc