GS Huỳnh Văn Sơn |
Sau đây là bài viết của GS.TS Huỳnh Văn Sơn,ệutrưởngsưphạmnóigìvềđàotạogiáoviêntừnăkqbd vn hôm nay xin trân trọng giới thiệu với độc giả:
Ngày 25/9/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Nghị định 116 bước đầu đã thúc đẩy việc tuyển sinh ngành sư phạm trong năm 2021 có nhiều tín hiệu tích cực khi số lượng và cả chất lượng đầu vào của sinh viên khá khả quan.
Một trong những chủ thể quan trọng của đặt hàng đó chính là địa phương, ngành giáo dục và đào tạo các tỉnh thành. Vấn đề này cần được giải quyết một cách thấu đáo từ các cơ sở thực tiễn trong đó dữ liệu lớn, dự báo là điều rất quan trọng.
Nghị định 116 ra đời trong bối cảnh đổi mới toàn diện giáo dục Việt Nam. Đầu tiên, với mục tiêu: Đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng các địa phương thông qua cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng và đấu thầu đào tạo sinh viên sư phạm gắn với trách nhiệm của các địa phương trong đào tạo và bố trí, sử dụng sinh viên sau tốt nghiệp; Sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước thông qua việc cấp đúng đối tượng, đảm bảo mục tiêu hỗ trợ cho sinh viên sư phạm làm đúng ngành sư phạm; Xây dựng mức hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm hợp lý bảo đảm đủ tiền đóng học phí và cơ bản đủ chi trả chi phí sinh hoạt tối thiểu để sinh viên yên tâm theo học; Thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu hoặc đào tạo theo nhu cầu xã hội, thúc đẩy việc tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo giáo viên có thể khẳng định rằng nghị định có những cải tiến đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục và đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực cũng như hướng đến các yêu cầu chung của việc khai thác, sử dụng lao động và nhất là đầu tư có hiệu quả, sử dụng lâu dài. Trong khi nhiều nghiên cứu vẫn loay hoay với các vấn đề về thừa thiếu cục bộ giáo viên, việc thu hồi kinh phí nếu sinh viên thụ hưởng đầu tư nhà nước theo chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm, vấn đề quản lý dữ liệu và khai thác, tuyển dụng thì nghị định 116 đã phần nào làm rõ cơ chế và sự phối hợp giữa các bên liên quan.
Nghị định với nhiều quy định mới, có ý nghĩa lớn, nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên mong muốn được học tập và cống hiến trong ngành giáo dục. Việc triển khai thực hiện Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm cần nhìn nhận nhiều chiều nhưng cần khẳng định rằng nghị định 116 đã tạo ra một cái nhìn toàn cục và hệ thống từ việc đầu tư và khai thác nhân lực.
Lẽ nhiên, cũng từ đây, việc phối hợp đặt hàng của địa phương với các cơ sở đào tạo giáo viên cần được xem xét và tiến hành sao cho hiệu quả. Nỗi lo của nhiều địa phương về vấn đề này cũng cần được tháo gỡ từ những tương tác mang tính tầm nhìn và cả các phát sinh trong quá trình đặt hàng.
Ảnh minh họa: Thúy Nga |
Thứ nhất, việc rà soát và đảm bảo dữ liệu giáo viên của ngành giáo dục và đào tạo của từng địa phương là rất quan trọng. Việc rà soát này phải dựa trên nền tảng của các dữ liệu được chuẩn hóa nhất là phải đảm bảo các yêu cầu của dữ liệu lớn. Trong đó, đơn vị hay nhân sự phụ trách cần được tính toán một cách dài hạn để cập nhật dữ liệu này. Ngoài ra, việc đảm bảo phải đáp ứng các yêu cầu dự báo với các diễn tiến và các tác động từ môi trường là điều cần được chú trọng như: tỉ lệ sinh và trẻ em đến trường, đi học; tỉ lệ di cư tự do, số giáo viên không tiếp tục theo ngành, số giáo viên về hưu hàng năm… Đó là chưa kể định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như đầu tư trọng điểm về giáo dục cũng cần được xem xét bởi đây là các cơ sở để đảm bảo việc đặt hàng sao cho thật hiệu quả.
Thứ nữa, hàng năm việc đặt hàng từng nhóm ngành cũng phải cân nhắc rất kỹ lưỡng. Thực tế cho thấy hiện nay vẫn còn khá nhiều cơ sở đào tạo khác nhau và việc xem xét lựa chọn các cơ sở đào tạo giáo viên đặt hàng quả không phải đơn giản. Bởi, người học và cơ sở đào tạo và người đặt hàng phải cùng đồng thuận; việc đặt hàng phải đúng đối tượng mong đợi; việc đặt hàng phải được phối kết hợp một cách hiệu quả, thuận lợi… Những áp lực phát sinh không phải đơn giản có thể đề cập như: nhu cầu đặt hàng ở tỉnh có nhưng số sinh viên ngành đó không có đủ hay không muốn chọn chế độ đặt hàng; cơ sở đào tạo đặt hàng không còn nhiều chỉ tiêu ngành tuyển do có nhiều cơ sở đặt hàng cùng một lúc… Cũng không thể không kể đến áp lực từ phía các cơ sở giáo dục hay cơ sở đào tạo giáo viên địa phương với một số ngành đào tạo vẫn còn tuyển nhưng sự hài lòng của người đặt hàng chưa cao, vẫn phải nỗ lực và cố gắng duy trì khi cùng một địa bàn, tỉnh thành. Hoặc một vấn đề phát sinh không kém phần quan trọng đó là suốt lộ trình đặt hàng, các hành động của cơ sở giáo dục sẽ đồng hành thế nào để đảm bảo đáp ứng yêu cầu của địa phương nhất là tầm nhìn, mong đợi lý tưởng về sự phát triển giáo dục, vấn đề giáo dục địa phương…
Bên cạnh đó, việc đảm bảo dữ liệu hàng năm, cập nhật thường xuyên và liên tục để hệ thống hóa dữ liệu và khai thác dữ liệu theo các biến động là điều rất quan trọng. Để có thể đối sánh dữ liệu giữa nhu cầu thực tiễn và dự báo với số liệu đặt hàng và sự biến động liên tục hàng năm theo một chu trình quả không phải là đơn giản. Cụ thể nhân sự được giao việc này phải thường xuyên theo dõi từng học kỳ, từng năm về số giáo viên ở ngành, số đặt hàng theo một biên độ 4 năm – khi sinh viên phải học 4 năm… Thế nhưng không phải sinh viên nào cũng tốt nghiệp đúng hạn mà quy chế đào tạo cho phép sinh viên có thể kéo nhiều hơn thế trong khoảng hơn 4 năm đến 8 năm. Đương nhiên, các quy định về kinh phí đầu tư rất rõ ràng nhưng sự biến động về dữ liệu này quả không phải giản đơn khi cung cầu hay sự đáp ứng vẫn còn là thách thức… Chỉ khi quản lý dữ liệu lớn với sự hỗ trợ của công nghệ và phần mềm mới có thể đảm bảo thực thi các yêu cầu trên sao cho thật hiệu quả…
Tác động của Nghi định 116 đối với công tác tuyển sinh các ngành đào tạo giáo viên rất rõ và từ cái nhìn của cơ sở đào tạo hay địa phương đều cho thấy một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm: Mô thức phối hợp với các bên liên quan trọng việc thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên; Kinh nghiệm triển khai cho sinh viên đăng ký các nguyện vọng hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định 116 ở địa phương và cơ sở đào tạo; Đối sánh về chính sách hiện hành và Nghị định 116 đối với sinh viên các ngành đào tạo giáo viên; Công tác tổ chức đào tạo đảm bảo tiến độ theo chương trình đào tạo, quy định thời hạn hỗ trợ của chính sách theo Nghị định 116… là những thách thức cần tiếp tục thực hiện.
Kinh nghiệm trong việc rà soát định hướng công tác tuyển sinh các ngành đào tạo giáo viên của mỗi trường, cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ người học với các giải pháp cụ thể, cũng như xác định trách nhiệm của Nhà trường trong mối quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo giáo viên với các địa phương theo vùng, khu vực là trách nhiệm của đôi bên nhất là người đặt hàng và người nhận đặt hàng. Vấn đề này cần được tiếp tục cải tiến và điều chỉnh, hoàn thiện. Trong mùa tuyển sinh mới, các địa phương cần chuẩn bị và chủ động nhất là có những tương tác tích cực cũng như kết nối với các cơ sở đào tạo giáo viên nếu muốn việc đào tạo giáo viên hiệu quả và thiết thực hơn theo nghị định 116.
GS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội: 'Hãy hiểu đúng lao động của nhà giáo'
Sáng 18/11, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập trường (11/10/1951-11/10/2021) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 2.