Mới đây,ặplạinhausaunămxacáchcặpđôikếthônởtuổkết quả trận tokyo câu chuyện hôn nhân của một cặp vợ chồng lớn tuổi (không được tiết lộ danh tính –nv) ở Thượng Hải (Trung Quốc) thu hút sự chú ý của nhiều người.
Được biết, cặp đôi vốn là bạn thanh mai trúc mã. Họ sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm 1926. Cha của hai người từng là bạn bè thân thiết, cùng quản lý một studio ảnh ở Uy Hải, Sơn Đông.
Tuy nhiên, năm 1937, chiến tranh chống Nhật bùng nổ. Gia đình người đàn ông dọn đến Thượng Hải còn gia đình người phụ nữ chuyển đến Thường Châu. Chiến tranh chia cắt nên họ dần dần mất liên lạc của nhau.
Năm 2019, khi tham dự bữa tiệc của công nhân về hưu tại Thượng Hải, người đàn ông (lúc này 93 tuổi) tình cờ gặp lại em trai của người bạn năm xưa.
Ông lão hỏi người em: “Chị gái của ông còn không?”.
Nhận được câu trả lời, ông lão ngay lập tức kết nối với người bạn cũ. Sau đó, họ có cuộc gặp mặt sau hơn 60 năm xa cách.
“Lúc đầu gặp, bà ấy không nhận ra tôi. Hơn 60 năm rồi, mặt ai cũng nhăn nheo, tóc đã bạc trắng cả. Nhưng sau một hồi nói chuyện, chúng tôi đều thấy rất hạnh phúc”, ông lão nói.
Khi biết rằng, vợ/chồng của đối phương đều qua đời đã lâu, ông lão quyết định nắm lấy cơ hội. Ông nói với bà lão: “Chúng ta gặp lại nhau thế này là do duyên số rồi. Định mệnh thật không ngờ”.
Tiếp đó, ông đề nghị được chung sống với bà, cùng chăm sóc nhau đến khi lìa xa trần thế. Không ngờ, bà lão đồng ý.
Ngày 23/09/2020, cặp đôi 94 tuổi đi đăng ký kết hôn. Sau đó, họ cùng nhau chuyển đến sống trong một viện dưỡng lão ở Thượng Hải.
Chia sẻ về chuyện tình của mình, bà lão tủm tỉm: "Chúng tôi không giống như tình yêu của những người trẻ tuổi. Chúng tôi không ở bên nhau để nói những câu như: “Anh yêu em. Em yêu anh”. Chúng tôi ở bên nhau để quan tâm, chăm sóc lẫn nhau”.
Câu chuyện được đăng tải khiến nhiều người xúc động và để lại bình luận chúc mừng hai ông bà:
“Đúng là định mệnh. Sau hơn nửa thế kỷ, họ bất ngờ gặp lại nhau và nên duyên. Chuyện tình này thật đẹp. Mong ông bà luôn hạnh phúc bên nhau”.
“So với những lời ngọt ngào, việc chăm sóc nhau khi ốm đau và an ủi nhau khi cô đơn mới thực sự mang ý nghĩa là ‘cùng nhau già đi’”.
Theo Xinmin