游客发表
发帖时间:2025-01-25 07:04:25
Đọc chai dầu gội,êuHàTrinhSáchcủatôinhưthứcăbongdaso.n cục xà bông cũng có giá trị nếu tạo cảm hứng
- Thói quen đọc của MC Liêu Hà Trinh - tác giả của 4 cuốn sách, thế nào?
Tôi thấy việc đọc giống như ăn uống, không phải cái gì người ta thích ăn thì mình cũng phải thích. Chúng ta không nhất thiết ép bản thân yêu thích một cuốn sách đang tạo xu hướng, được người người ca tụng. Có những quyển sách mọi người chê bai, không đánh giá cao nhưng tôi tìm thấy nó giúp mình gỡ rối một vấn đề nào đó, tôi sẽ chọn đọc.
Sách với tôi là người bạn. Đôi khi, tôi và bạn mình lâu quá mới gặp lại nhưng vẫn nồng nhiệt với nhau như ngày nào. Cũng có lúc tôi để quên bạn đóng bụi trên kệ, thỉnh thoảng mới giật mình đi tìm người bạn về tư duy, về lịch sử, cây cối, thực dưỡng, trang điểm… thì tấm chân tình của tôi vẫn vậy. Bạn bè chơi với nhau không nhất thiết phải gặp mỗi ngày, đúng không?
Cảm nhận của bạn về sách là quan trọng nhất. Hãy tự hỏi: Bạn có cần cuốn sách ấy không? Nó giúp ích gì cho bạn? Bạn có sẵn sàng cảm hứng để đọc hay đơn giản là đọc cho “bằng chị bằng em”?... Điều ấy nguy hại cho một trái tim khát khao rộng mở kiến thức, chỉ có lợi cho mặt hình ảnh, lâu dài sẽ tạo cho bạn cảm giác không thực sự muốn đọc sách. Vì thế tôi chọn đọc giãn cách nhưng ào ạt. Khi thích, tôi sẽ đọc ngấu nghiến quyển này sang quyển khác; khi mệt, có thể cả tháng tôi không chạm quyển sách nào.
- Chị làm nhiều công việc nghệ thuật, kinh doanh, lấy thời gian đâu để viết sách, đọc sách?
Có những ngày lịch trình liên tục nhưng tôi vẫn có thời gian ưu tiên để đọc, như 5 phút di chuyển trên taxi... Đôi khi những bài ngắn chỉ mất 30 giây đọc nhưng tạo cảm hứng cho suy nghĩ cả ngày hôm đó. Đọc không nhất thiết lúc nào cũng là những trang giấy cổ điển. Chúng ta có thể e-Book, Kindle, máy tính bảng, điện thoại… Mọi thứ có chữ nếu hấp dẫn bạn đều có giá trị, kích thích bạn suy nghĩ và tạo cảm hứng. Đó là ý nghĩa của việc đọc.
- Thói quen đọc bổ ích thế nào với Liêu Hà Trinh trong tư cách nghệ sĩ - người của công chúng, tư cách tác giả và tư cách một con người trong kỷ nguyên chuyển giao?
Tôi từng hỏi vài người bạn: Anh giỏi và thường chia sẻ nhiều triết lý hay như vậy, là nhờ đọc từ cuốn sách nào? Thật bất ngờ, nhiều người nói rằng họ không có thời gian đọc sách. Như vậy, không phải lúc nào người đọc ít hoặc không đọc cũng là ít kiến thức. Có người không đọc cuốn sách nào nhưng vẫn giỏi. Vì khi đặt tâm vào việc học hỏi, tiếp nhận, họ sẽ thu lấy nhiều nguồn chứ không chỉ có sách.
Cuộc sống vốn là những trang sách, thói quen đọc chỉ là hành vi cụ thể hóa cho khái niệm tìm kiến thức. Bạn sẽ biết thêm rất nhiều khi quan sát cuộc sống của người vô gia cư quan sát thiên nhiên bốn mùa chuyển động; quan sát gia đình, bạn bè… Thói quen đọc là rất tốt nhưng không nên gói gọn việc học trên trang sách, kiến thức còn ở thực tế. Như vậy, đọc vào trong, quan sát ra ngoài, kết hợp cả 2 lại khả năng của người nghệ sĩ sẽ nới rộng ra và sâu hơn.
Thanh xuân không có lỗi
- Các cuốn sách của chị ra gian sách văn trẻ Việt Nam của các nhà sách, mua ngẫu nhiên vài quyển cùng thể loại, tôi thấy chúng chẳng khác gì nhau: đề tài, câu chuyện, văn phong... đều không mới hay đủ khác biệt. Chị có chia sẻ gì thêm về sách của mình?
Ngày xưa, từng có thời gian chúng ta đi ngang những cửa hàng bán thức ăn nhanh và tự hỏi: Tại sao loại thức ăn này không bổ béo gì mà vẫn bán chạy thế kia? Tôi tự cho sách của mình là một loại thức ăn nhanh như bánh tráng trộn, mì gói… Nhưng phở, bún bò và cà ri có đối tượng thực khách của riêng chúng thì thức ăn nhanh cũng vậy. Không quan trọng đề tài đặc biệt thế nào mà là người ta có cần nó không!
Có người cần vỗ về cảm xúc, có người tìm chiều sâu. Tôi đi tìm lời giải cho câu hỏi Vì sao thị trường này nhiều thơ, tản văn như thế? và nhận ra chúng ta đang thiếu hụt về cảm xúc, thứ không tìm thấy được trong những cuốn luận đầy nghẹt kiến thức hàn lâm. Con người cần bổ sung kiến thức, những thứ mới mẻ, đặc biệt nhưng bên cạnh đó, vẫn có người cần những thứ bình thường nhất để chạm vào tim họ.
Tôi trân trọng tất cả sáng tác của đồng nghiệp và tin chúng đi từ tim họ ra. Viết không bao giờ kiếm tiền để kinh doanh được. Tôi viết một năm chỉ thu lại bằng 1 - 2 đêm dẫn chương trình. Bàn buffet văn đàn này cần những món bình dân, dễ nấu cả những món Tây Âu cao cấp. Mỗi người một gu, nếu không phải gu của bạn hãy bỏ qua nó.
- Có một thời gian tựa sách nào có chữ "đàn bà" thì cuốn ấy bán chạy. Còn mấy năm nay trào lưu cũng như sách bán chạy đều có từ khóa "thanh xuân". Tôi đọc văn cũ thường thấy các tác giả dùng: tuổi xuân, tuổi xanh, xuân thì, xuân xanh... riêng "thanh xuân" chỉ mới dùng phổ biến trong khoảng 7-8 năm nay. Là một tác giả chuyên viết về tình yêu và tuổi trẻ, tôi quan tâm cách chị bắt đầu, theo đuổi và khai thác đề tài này thế nào? Việc khai thác quá đà sự tiếc nuối, khao khát thanh xuân có nên không?
Ồ, tôi thích cách bạn đặt vấn đề trực diện như thế. Có thể bạn đang nhìn sự việc quá phức tạp so với bản chất của nó. Thanh xuân, một bông hoa đang nở, quãng thời gian tươi đẹp trong đời… là thứ hữu hình và ngắn hạn. Đằng sau lớp vỏ, “thanh xuân” không phải là tiếc nuối. Thanh xuân là một trong 150 mô-típ điện ảnh về sự khao khát những gì tươi đẹp, vươn tới hạnh phúc mới của chân, thiện, mỹ. Nó cơ bản như mô-típ Bạch Tuyết, Lọ Lem “vịt hóa thiên nga”, như những người đi qua tuổi 30 cần thêm sinh khí để sống trẻ lần nữa.
Giá trị cơ bản không thể bị thay thế, thanh xuân là đề tài rất hay để khai thác. Thay vì trách người ta khai thác thanh xuân quá đà, hãy tự hỏi mình vì sao biết nó quá đà mà vẫn theo dõi?
Thanh xuân không phải là công cụ để bán sách, chỉ là một lát cắt trong rất nhiều ký ức như buồn, vui, giận hờn… Khao khát thanh xuân không xấu, nó chỉ xấu khi chúng ta sa đà quá khứ mà lơ là hiện tại. Từ xưa đến nay, người ta vẫn ca ngợi mùa xuân, vẻ đẹp người phụ nữ, có quá đà không? Tôi nghĩ thanh xuân là một từ hay nên người ta nhắc đi nhắc lại không đáng để bị mổ xẻ.
- Theo chị đã đến lúc các cây bút cần góc nhìn và cách viết mới hơn về đề tài này thay vì cứ khuôn mòn, âm tính, ẩm ương và cũ rỉ như bây giờ?
Những điều bạn nói như đang miêu tả tôi vậy! Tôi từng nghĩ y như bạn về Bolero cho đến khi dẫn một chương trình tôn vinh các tuyệt phẩm Bolero bất hủ. Sau 3 ngày ghi hình, tôi phải tìm nghe nhạc của Trúc Phương, Lam Phương, Kỳ Anh…
Chúng ta chỉ đang mô tả cảm xúc dị ứng của mình chứ không phải bản chất của thể loại đó. Cùng là Đà Lạt nhưng có người thấy tươi mới, đầy sức sống; người thấy âm tính, rũ buồn. Đà Lạt thơ văn và Bolero không có lỗi. Chúng ta quán chiếu quá nhiều ký ức của mình lên một bản thể.
Như vậy, nếu ai đó chê cách tôi viết, tôi cảm ơn vì đã có thêm vài đặc tính để mô tả nỗi buồn của mình. Vì trung thành với cách viết này, không thay đổi vì sở thích của ai đó, các cây bút mới có cá tính của họ. Biết đâu khuôn mòn, âm tính, ẩm ương và cũ rỉ cũng là một cá tính?
Quan trọng là người sống ở thực tại có soi mình vào nét buồn ấy để tiếp tục phấn đấu hay để mình chìm dần vào nỗi buồn không thể thoát ra? Nhận thức điều này, dù thơ, văn của tôi buồn đến mức nào vẫn có một lối ra. Đốm lửa trong đêm, điểm sáng cuối đường hầm, cầu vồng sau mưa hay bông hoa sau bão, đều cho thấy nỗi buồn chỉ là cần câu để câu lấy niềm vui, hạnh phúc. Không đi qua nỗi buồn, làm sao tìm thấy bến bờ an yên?
Tôi không hoàn hảo
- Theo chị, có phải cứ ra sách thì mặc nhiên là nhà văn, nhà thơ?
Vậy phát hành 1 – 2 bài hát, MV có thành ca sĩ không? Họ có thể tự gọi mình bằng bất cứ chức nghiệp nào nhưng chỉ khán giả công nhận, họ mới là nhà văn, nhà thơ. Trái lại, có nhạc sĩ được khán giả gọi là ca sĩ vì họ hát quá hay. Vậy chức năng nào được khán giả công nhận thì họ mang chức nghiệp đó. Cá nhân tôi không quan tâm danh xưng vì sản phẩm nói lên tất cả. Ai chạm được lòng người bằng nghệ thuật mới là nghệ sĩ. Suốt hành trình cố gắng của mình, tôi luôn tìm lý do mình tồn tại. Khán giả yêu tôi vì cái gì, tôi giữ lại; điều gì của mình phương hại đến cảm xúc của người khác, tôi tránh xa.
- Hãy chia sẻ sâu về một quyển sách chị tâm đắc nhé!
Tôi chọn chia sẻ Mảnh khuyết (tựa gốc: The Missing Piece - Shel Silverstein) – một cuốn truyện trắng đen, ngắn ngủn cho trẻ em, kể về một vòng tròn không trọn vẹn đi tìm mảnh khuyết của đời mình. Đến khi tìm được, vòng tròn nhận ra là một bản thể hoàn hảo thì chán chết, chẳng thể trò chuyện với chị bướm trên đồng, cũng chẳng thể ngắm mưa, ngắm cảnh vì lăn quá nhanh. Cuối cùng, vòng tròn nhả mảnh khuyết ra, trở thành vòng tròn không trọn vẹn như ban đầu. Nó cũng giống như câu chuyện chúng ta đang đòi hỏi quá nhiều, muốn hạnh phúc mà không có nỗi buồn, muốn đặc biệt mà không có giản dị. Tôi thích được là người chưa hoàn thiện, đang trên hành trình đi tìm chân lý cho riêng mình. Đó là mới là ý nghĩa của việc sống.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接