“Cơn sóng thần” rác thải điện tử ngày càng trầm trọng_soi keo melbourne city
作者:Thể thao 来源:Cúp C2 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-10 16:21:59 评论数:
Hàng thập kỷ chịu áp lực “đổi mới hay là chết” đã sinh ra một danh sách dài các mặt hàng công nghệ hào nhoáng,ơnsóngthầnrácthảiđiệntửngàycàngtrầmtrọsoi keo melbourne city hữu ích nhưng cũng bị thay thế với tốc độ “tên lửa” khi công nghệ mới xuất hiện.
Kết quả của điều này, kết hợp với thiếu thốn phương thức sửa chữa thiết bị cũ, đã trở thành “cơn sóng thần” rác thải điện tử (e-waste). Cơn đau đầu vượt xa việc phải làm thế nào với “mớ rác” trong nhà của bạn.
Theo Jim Puckett, Giám đốc điều hành Basel Action Network, một tổ chức giám sát rác thải điện tử tại Seattle (Mỹ), mọi người hiện tại có xu hướng đổi máy tính mỗi 3 hay 4 năm, còn điện thoại mỗi 2 năm. “Đó là một ngọn núi không bao giờ vơi”, ông nhận xét.
Dữ liệu mới nhất của Liên Hợp Quốc chỉ ra thế giới phát sinh 53,6 tấn e-waste năm 2019 và chỉ 17,4% được tái chế. Gánh nặng và tác hại của rác thải điện tử thường rơi vào các nước đang phát triển. Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) ước tính một lượng không xác định đồ điện tử đã qua sử dụng được chuyển từ Mỹ và các quốc gia phát triển sang các nước đang phát triển, thiếu khả năng từ chối nhập khẩu hay xử lý một cách phù hợp.
Người đàn ông ngồi trên đống rác thải điện tử tại một cửa hàng ở New Delhi, Ấn Độ tháng 7/2020. (Ảnh: Shutterstock) |
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2021 cảnh báo việc tháo dỡ và xử lý e-waste có thể gây ra hàng loạt tác động xấu đến sức khỏe trẻ em, bao gồm thay đổi chức năng phổi, tổn thương DNA và gia tăng nguy cơ các bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch khi trưởng thành.
Hơn nữa, hơn 18 triệu trẻ em và vị thành niên đang tích cực tham gia vào ngành công nghiệp xử lý rác thải điện tử không chính thức. Theo WHO, họ thường đào bới những “núi” rác để tìm kiếm các vật liệu giá trị như đồng và vàng “do bàn tay bé nhỏ của họ khéo léo hơn của người lớn”.
Vấn đề rác thải điện tử đã trở thành vấn đề của công bằng trên phạm vi toàn cầu. Theo Puckett, những nước giàu thường xuyên vứt rác và công nghệ bẩn của họ sang các nước nghèo. Khủng hoảng môi trường này đang dần thu hút sự chú ý của nhà lập pháp trên thế giới, cũng như cộng đồng tại các nước đang phát triển.
Quan chức EU tháng trước phê duyệt luật mới yêu cầu tất cả điện thoại và thiết bị điện tử dùng sạc tiêu chuẩn, có khả năng hạn chế các loại dây sạc mà mọi người cần phải sở hữu. Những nhà lập pháp ở Mỹ cũng đang kêu gọi Mỹ làm theo.
Dù vậy, quy định xoay quanh rác thải điện tử chủ yếu mới dừng ở cấp độ bang và không có nhiều dấu hiệu sẽ khả quan hơn trong tương lai gần. Vì vậy, trách nhiệm tiếp tục đặt lên vai người tiêu dùng và doanh nghiệp để nghĩ ra giải pháp mới, tốt hơn để xử lý đồ điện tử cũ.
Người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể làm gì?
Khi Corey Dehmey làm việc trong các bộ phận công nghệ thông tin (CNTT), anh phải tìm ra cách đối phó với hàng trăm máy tính công ty không được cập nhật. Hiện nay, khi trở thành Giám đốc điều hành tổ chức phi lợi nhuận Tái chế điện tử bền vững quốc tế (SERI), anh tăng cường phối hợp giữa chính phủ, khu vực tư nhân và người tiêu dùng.
SERI giới thiệu và giám sát các tiêu chuẩn riêng đối với tái chế e-waste để bảo đảm các nhà máy xử lý đúng cách. Họ còn tổ chức các sự kiện doanh nghiệp và các bên khác, tham gia vận động để gây áp lực cho doanh nghiệp và chính phủ áp dụng các cách tiếp cận bền vững hơn khi phát triển thiết bị điện tử., làm cho thời gian sử dụng dài hơn, sửa chữa và tái sử dụng. Điều này cần thay đổi tư duy của cả người dùng lẫn doanh nghiệp.
Gần đây, đã có vài tia sáng trong cuộc chiến rác thải. Nhà sản xuất nới lỏng các hạn chế đối với sửa chữa thiết bị cho cá nhân và các cửa hàng độc lập. Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh hành pháp năm 2021, chỉ đạo Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) ban hành quy định, yêu cầu các công ty cho phép tự sửa thiết bị. FTC cũng thề “loại bỏ tận gốc” các hạn chế sửa chữa phi pháp.
Ngày nay, hàng loạt công ty công nghệ đã đưa ra các sáng kiến để giúp sửa thiết bị cũ. Đầu năm, Apple và Samsung công bố chương trình tự sửa máy, cung cấp linh kiện cho người dùng. Google cũng cam kết điều tương tự vào cuối năm.
Nhiều liên minh đã ra đời để giúp người dùng xử lý thiết bị cũ. Chẳng hạn, Puckett giúp ra mắt e-Stewards, cấp chứng nhận và xác minh các đơn vị tái chế điện tử. Bằng công cụ này, người dùng có thể tra cứu các trung tâm tái chế lân cận. SERI cũng có một công cụ tương tự để tìm trung tâm tái chế được cấp phép.
Các hãng bán lẻ tại Mỹ như Staples hay Best Buy đều có chương trình thu gom rác thải điện tử. Các hãng như Apple lại tặng tín dụng hoặc tái chế miễn phí thiết bị đã qua sử dụng.
Trước khi quyên góp hay tái chế đồ điện tử, EPA khuyên mọi người cân nhắc cập nhật phần cứng hoặc phần mềm của máy tính thay vì mua sản phẩm mới. Nếu vẫn quyết định tái chế, cần tháo bỏ mọi loại pin cần tái chế riêng. Theo EPA, với mỗi 1 triệu điện thoại di động được tái chế, 15.875kg đồng, 350kg vàng và 15kg kim loại palladium có thể được khôi phục.
Du Lam (Theo CNN)
Các hãng điện tử “quên” thu hồi, tái chế sản phẩm qua sử dụng tại Việt Nam
Nhiều hãng sản xuất thiết bị lớn vẫn chưa sẵn sàng tham gia vào các hoạt động thu hồi và tái chế rác thải điện tử an toàn, đảm bảo môi trường sống cho người dân Việt Nam.