Chia sẻ tại hội thảo“Định hướng phát triển Học viện Kỹ thuật Mật mã đến năm 2030,ôngcóchỉsốđánhgiátrườngĐHkhôngbiếtlàmgìđểthúcđẩychuyểnđổisốkeo anh tầm nhìn đến năm 2045”,GS.TS Nguyễn Hữu Đức, Tổ trưởng tư vấn Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo đã chỉ ra những điểm còn hạn chế của các trường đại học Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.
Theo GS Đức, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo vừa là phương thức, vừa là công cụ và là động lực để các trường đại học thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Mặc dù hiện nay nhiều trường đã nhận thức được điều này và đưa ra những định hướng, mục tiêu “rất trúng”, nhưng ông Đức cho rằng các mục tiêu này đều chưa có chỉ số cụ thể, cũng chưa biết phải đo đếm thế nào.
“Chừng nào còn chưa đo đếm được, các trường chưa thể nhận dạng được mình và biết mình phải làm gì để gia tăng các chỉ tiêu ấy để thúc đẩy chuyển đổi số”, ông Đức nói.
GS.TS Nguyễn Hữu Đức, Tổ trưởng tư vấn Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo
Bên cạnh đó, ông Đức cũng cho rằng, chuyển đổi số không phải là “khái niệm xa vời” mà cần nhìn vào ngay từ những môn học xem đã đổi mới hay chưa.
“Đơn giản như tại nhiều trường đại học, môn tin học cơ sở vẫn chỉ dừng lại ở mức độ cơ bản như Word, Excel với nội dung hàng chục năm qua gần như không thay đổi”.
Do đó, ông Đức đề xuất, các trường nên thay đổi môn Tin học cơ sởthành Kỹ năng số. Nội dung giảng dạy phải được xây dựng dựa trên nhu cầu, sở thích của người học và thị trường.
Đồng tình với GS Đức, ông Nguyễn Thế Trung, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ DTT, cho rằng các đại học cần xây dựng chính sách trước rồi mới triển khai hệ thống chuyển đổi số.
"Ví dụ, muốn đẩy mạnh việc học trực tuyến thì cần phải xây dựng chính sách cụ thể về việc công nhận kết quả trực tuyến. Bên cạnh đó, khi ứng dụng chuyển đổi số vào trường học sẽ khiến khối lượng công việc chênh lệch giữa các bộ phận; có người làm ít, người làm nhiều. Do đó, đối với những nhân sự có khối lượng công việc ít hơn, các trường cũng cần có lộ trình cụ thể để chuyển đổi công việc của họ", ông Trung nói.
Từ góc độ công nghệ, ông Trung đề xuất, các trường cần đầu tư xây dựng các phòng lab. Trong trường hợp kinh phí hạn hẹp, trường có thể thuê của doanh nghiệp để sinh viên, giảng viên có cơ hội học tập, trải nghiệm, tạo ra sự khác biệt cho mình.
Đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Giám đốc Học viện Kỹ thuật Mật mã
Đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Giám đốc Học viện Kỹ thuật Mật mã, cho biết những thông tin này sẽ giúp lãnh đạo, giảng viên của Học viện có thêm những bài học thực tiễn quý giá. Những điều này là cần thiết cho quá trình nghiên cứu, tìm ra con đường phát triển cũng như đưa ra các giải pháp đột phá nhằm đưa Học viện lên tầm cao mới.
"Mục tiêu của chúng tôi đến năm 2025 sẽ đạt được các tiêu chí cơ bản của đại học được xếp hạng trong nhóm 50 trường định hướng ứng dụng và trong nhóm đầu về đào tạo, nghiên cứu mật mã, an toàn thông tin ở Việt Nam.
Đến năm 2030, Học viện sẽ đứng nhóm 10 các trường đại học hướng ứng dụng hàng đầu Việt Nam và trong nhóm đầu về đào tạo, nghiên cứu mật mã và an toàn thông tin ở khu vực; năm 2045 sẽ phát triển thành đại học đổi mới sáng tạo", ông Hùng cho biết.
Thúy Nga
Sự thành công của chuyển đổi số ngành giáo dục sẽ góp phần quan trọng vào phát triển nền kinh tế, xã hội số và hình thành quốc gia số. Đây là cơ hội để Việt Nam có thể đuổi kịp, thu hẹp khoảng cách với những nước phát triển.
顶: 3417踩: 19668
评论专区