"Vượt cạn" không có chồng bên cạnh
Sau kết hôn,âmsựmẹbỉmsữatậpVượtcạnvắngchồngvợquậyphòngcấpcứutìlịch thi đấu bóng đá c2 chị Dương Mỹ Hạnh (33 tuổi) cùng ông xã người New Zealand chọn sống tại TP.HCM. Vợ chồng chị lần lượt có thêm 2 thành viên mới. Đó là con gái hơn 3 tuổi và con trai hơn 1 tuổi.
Cả nhà chị Hạnh đang có những ngày hạnh phúc trong tổ ấm ở tầng 33 của một chung cư tại Thủ Đức, TP.HCM.
Để có được an nhiên như hiện tại, chị Hạnh đã phải vượt qua vô vàn khó khăn và thử thách. Chị kể, trong lần mang thai đầu, chị không may bị suy thai, không giữ được bé. Thế nên, lúc biết tin có bé lần hai, vợ chồng chị luôn canh cánh một nỗi sợ mông lung.
Đến khi kết quả siêu âm khẳng định thai nhi đang phát triển, hai người ôm nhau khóc nức nở. Sau niềm vui đó, chị Hạnh bước vào giai đoạn ốm nghén với những triệu chứng nặng suốt thai kỳ.
Dù chị cố gắng ăn uống điều độ, nhưng hễ ăn vào lại nôn hết ra ngoài. Đặc biệt, chị sợ mùi “trung tâm thương mại” và gà rán.
“Đầu năm 2020, chồng tôi về New Zealand thăm bố mẹ và bị mắc kẹt ở đó đến cuối năm do dịch bệnh Covid-19.
Ban đầu, tôi nghĩ việc đi sinh không có chồng bên cạnh cũng bình thường. Bởi, tôi còn có mẹ và bác sĩ tận tình chăm sóc. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh phức tạp khiến tôi bối rối, không biết phải làm thế nào.
Khi thai nhi 38 tuần, bác sĩ thông báo với chị rằng tim thai không ổn định. Tuy nhiên, chị Hạnh phỏng đoán tim thai không tốt có thể do ngày hôm đó chị làm việc và di chuyển quá nhiều. Nghĩ vậy, chị liều lĩnh xin bác sĩ cho về nhà nghỉ ngơi.
Chiều cùng ngày, chị quay lại bệnh viện kiểm tra thì bác sĩ thông báo phải mổ cấp cứu. Nghe đến đây, chị Hạnh và mẹ bật khóc vì sợ em bé gặp nguy hiểm.
Thời khắc đó, chồng chị từ xa liên tục gọi điện động viên vợ. Nhưng, điều đó là chưa đủ đối với một sản phụ sắp vượt cạn.
“Quậy” phòng cấp cứu tìm con
Tỉnh lại sau ca mổ, chị Hạnh mơ màng, gượng dậy tìm con. Trước đó, con gái của chị vừa chào đời đã được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt (ICU). Bà ngoại của bé cũng vào trong đó chăm cháu.
Không thấy con, mất liên lạc với mẹ, chị Hạnh bắt đầu hoảng loạn. Chị hỏi nhân viên y tế thì nhận về câu trả lời: “Bé đang được chăm sóc và theo dõi ở phòng ICU”.
Mọi áp lực, lo lắng đè nén khiến chị Hạnh mất bình tĩnh. Chị to tiếng và “quậy” phòng cấp cứu, mong nhìn thấy con an toàn.
Nhân viên y tế hiểu tâm lý sản phụ sau sinh, không cảm thấy phiền lòng. Họ động viên chị Hạnh an tâm, chờ đến thời điểm thích hợp vào thăm con.
Dù sinh mổ nhưng ngay khi được vào thăm, chị Hạnh nén đau đớn đi phăng phăng đến bên giường của con. Khoảnh khắc ấy đối với chị vô cùng thiêng liêng. Chị gọi điện cho chồng. Cả hai vỡ òa, khóc trong hạnh phúc.
Xuất viện, chị Hạnh bước vào những thử thách khác, cam go hơn. Mặc dù có mẹ và dì hỗ trợ chăm sóc em bé nhưng chị vẫn kiệt sức dẫn đến tâm lý bất ổn.
Ban ngày, chị phải làm việc liên tục, đêm đến thức trắng hút sữa cho con. Không được nghỉ ngơi, chị trở nên cộc tính. Khi chồng quan tâm, gọi điện về hỏi han, chị luôn nổi nóng, trách mắng.
“Vợ chồng tôi cãi nhau liên tục. Căng thẳng đến mức, tôi nói anh đừng gọi cho tôi nữa. Nhà có gắn camera, nếu anh muốn xem con thì cứ nhìn vào đó.
Đỉnh điểm căng thẳng, tôi ra ban công căn hộ đứng một mình và nhìn xa xăm. Từ tầng 33, tôi có lúc nghĩ, hay là mình nhảy xuống…”, chị Hạnh xúc động.
Không chỉ chị Hạnh, ngay cả mẹ và dì của chị cũng gặp sự cố khi chăm cháu. Sau 1 tháng trông cháu, dì chị Hạnh bị tai biến, phải nằm viện điều trị. Mẹ chị thay người dì chăm cháu ngoại thì sau 1 đêm cũng vào bệnh viện cấp cứu.
Trước biến cố, chị Hạnh nhận ra bản thân quá cầu toàn, quyết định không cho bé bú đêm nữa. Chị chủ động bỏ bớt việc, cố gắng ngủ nhiều hơn.
Khi con gái được 5 tháng tuổi, chồng chị trở về từ New Zealand. Ngay khi anh mở cửa nhà bước vào, con gái nhận ra, rồi cười mừng cha.
Nhìn thấy cảnh cha con đoàn tụ, chị Hạnh rơi nước mắt. Từ đó, tổ ấm của chị vững chãi, ấm áp hơn khi có đủ thành viên.