Trí tuệ là một món quà được ban cho những sinh vật nhất định. Loài quạ đủ thông minh để hóa giải được nhiều câu đó ta đặt ra,ấutrúcBắcMỹgiảithànhcôngcâuđốthửtrítuệbằngcáchđạpđổnóguimaraes vs còn loài gấu trúc Bắc Mỹ (raccoon, hay còn bị mạng Internet gọi đùa là "gấu trúc bới rác, gấu trúc rác rưởi – trash panda") đủ phá phách để đạp đổ cả câu đố kia.
Nhiều nhà khoa học sử dụng mô hình thử nghiệm để thử trí tuệ của nhiều loài, bài thử này để kiểm tra xem động vật có đủ thông minh để biết cách làm dâng nước trong bình, hòng lấy được đồ ăn nổi ở dưới đáy hay không. Bài thử dựa trên câu chuyện ngụ ngôn cổ có nhân vật chính là một con quạ đang gần chết khát, một đống sỏi và một bình nước.
Nó phải tìm cách lấy được nước trong bình, nhưng con quạ phải đủ thông minh để hiểu rằng thả sỏi vào bình nước sẽ khiến nước dâng lên để uống. Con quạ trong truyện ngụ ngôn đã làm được, và người ta dùng luôn bài thử này để xem động vật và trẻ nhỏ có khả năng suy luận đó không.
Trong lần thử nghiệm này, nhóm các nhà khoa học từ Đại học Wyoming và Trung tâm Nghiên cứu Động vật hoang dã Quốc gia USDA đã thử với con gấu trúc Bắc Mỹ. Nhét một miếng kẹo dẻo marschmallow xuống dưới dưới đáy bình, họ thấy rằng con gấu trúc rác rưởi này có một cách tiếp cận vấn đề hoàn toàn khác.
Cụ thể, trong thử nghiệm này, người ta sẽ để lên miệng ống vài hòn đá. Khi con gấu lỡ đẩy hòn đá này rơi xuống, nó cần phải nhận thấy rằng nước trong ống dâng lên. Sau bài thử này, họ sẽ làm bài thử thứ hai, với những hòn đá được đặt dưới đất. Liệu chúng có đủ thông minh để nhặt đá cho vào bình?
Trong tổng số 8 con được thử, thì có 2 con biết nhặt đá để thả bình, lấy được đồ ăn.
Nhưng có một con khôn lanh hơn, nó đạp đổ bình để miếng kẹo dẻo trôi ra ngoài, đỡ phải còng lưng đi nhặt đá làm gì cho nhọc. Trong những thử nghiệm trước đây với chim, chưa con nào nghĩ ra phương pháp này.
"Chúng tôi thấy rằng gấu trúc Bắc Mỹ sáng tạo theo nhiều khác, chúng tôi đã quan sát được những hành vi đa dạng, mang tính điều tra của những con vật này", Lauren Stanton, một trong những nhà nghiên cứu nói.
Nhưng xét về điểm số chung về sự thông minh, thì con vật tinh ranh này lại giải đố không hiệu quả bằng chim hay trẻ nhỏ. Ví dụ, chúng không nhận ra được là đá to sẽ làm nước dâng nhiều hơn, để mà chọn những viên đá to hơn mà thả xuống nước. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn đang mong chờ một điều đặc biệt hơn nữa ở những con vật này, khả năng học hỏi của chúng rất đáng chú ý.
Họ thấy rằng loài gấu trúc Bắc Mỹ sẽ sử dụng bất cứ thứ gì đang có trong tay để thực hiện bài thử. Chúng không sử dụng những phương pháp hiển nhiên nhất, hợp lý và logic nhất mà lại thích tìm tòi những thứ mới lạ, cũng như cách chúng tò mò khám phá tự nhiên hay khám phá thùng rác nhà người ta.
Nhưng ta cũng có thể đúc kết lại là nếu dùng một cách quái dị nào đó mà nhìn vấn đề, bạn có thể làm việc đó đổ bể mà dù có kết quả, cũng sẽ là miếng kẹo dẻo nát bét, sũng nước dưới sàn nhà. Con gấu trúc Bắc Mỹ không nhận ra điều đó, nhưng chúng ta thì có.
Nghiên cứu được đăng tải trên Animal Cognition.
Theo GenK