Phạm Công Hiếu (15 tuổi,ớpbịtainạnliệttứchiđauđáunỗisợbịbỏrơkq brentford quê Long An) lớn lên trong cảnh gia đình ly tán, sống nương nhờ ông bà ngoại già yếu. Mẹ đi bước nữa, cậu bé nhạy cảm, càng cố gắng học hành, tự giác phụ ông bà việc nhà nên ai cũng yêu mến. Tai nạn ập đến vào tháng 10 năm ngoái, trong lúc tập bơi trên sông cùng các bạn, Hiếu bị đuối nước. Em được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2 cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, gãy 3 đốt sống cổ, dập tủy cổ. Bằng tất cả nỗ lực, Hiếu được cứu sống nhưng bị di chứng tổn thương tủy cổ liệt tứ chi. Thời điểm ấy, túc trực thường xuyên ở viện có mẹ và bà ngoại của Hiếu. Hai người phụ nữ, người đã già yếu, người lại đang mang thai 3 tháng nên việc chăm sóc gặp rất nhiều khó khăn. Xoay trở trên giường bệnh đã khó, Hiếu còn bị loét tì đè rất nặng, phải cẩn thận, tỉ mỉ. Mỗi lần em tiểu tiện, đại tiện không được để dính vào vết thương, tránh bị nhiễm trùng. Nhất là những đợt em bị sốt, nhiễm trùng máu, phải truyền thuốc nhiều ngày, người thân phải canh liên tục. Mấy lần Hiếu bắt gặp mẹ mệt mỏi đến ngủ lịm thì buồn lắm, lại thêm chi phí điều trị tốn kém, em sợ đến một lúc nào đó mẹ không chịu đựng được nữa, sẽ rời bỏ em. Cậu bé từng suy sụp, vài lần tuyệt vọng nói: “Thà để con chết đi…”. Nhưng nhờ tình thương của mẹ, của bà, em dần có thêm nghị lực. Sau hơn 5 tháng điều trị, Hiếu được bác sĩ cho xuất viện, khi ấy, tay em chỉ mới cử động nhẹ, chân vẫn chưa nhúc nhích. Bác sĩ nhận định em còn phải trải qua quá trình tập vật lý trị liệu kéo dài. Xin giúp cho em Hiếu có cơ hội phục hồi Chúng tôi gặp lại Hiếu một ngày cuối tháng 6, tại Bệnh viện 1A. Em đang bắt đầu hành trình tìm lại sức sống cho đôi tay và đôi chân. Lần điều trị này, Hiếu chỉ còn bà Đinh Thị Mùa kề cận chăm sóc. Mẹ của em, chị Nguyễn Thị Hồng Nguyên còn bận con nhỏ. Hiếu vẫn khao khát có mẹ bên cạnh, nhưng chị Nguyên chẳng thể bỏ mặc con gái út còn non nớt để vào viện. Thêm vào đó, chị vẫn đang tìm cách xoay xở tiền bạc cho con trai điều trị. Khoảng thời gian Hiếu nằm viện gần 6 tháng trước đó đã khiến kinh tế gia đình chị kiệt quệ. Bác sĩ Khoa Nội (Bệnh viện 1A) cho biết, bệnh viện đã tiến hành phối hợp 3 khoa để điều trị cho em. Khoa Nội để nâng đỡ tổng trạng. Khoa Phục hồi chức năng khám và đưa ra những bài tập phù hợp cho lứa tuổi, mức độ tổn thương của em. Khoa Y học cổ truyền tiến hành châm cứu, mát xa, bấm huyệt để lưu thông khí huyết. “Đối với bệnh nhân bị tổn thương tủy sống thì rất khó để tiên lượng được khả năng phục hồi. Hiện tại, em cầm đồ còn rơi hoặc đưa tay có thể chưa chính xác, nhưng cơ tay, cơ chân có sức. Hơn nữa, tuổi đời của em còn rất trẻ. Hi vọng gia đình có đủ điều kiện để em được điều trị lâu dài”, bác sĩ Lê Thị Minh Thạch chia sẻ. Các bác sĩ thương Hiếu còn trẻ tuổi, hi vọng em sẽ sớm phục hồi. Nằm trên giường bệnh, Hiếu lúc này đã có “da thịt” hơn trước. Cậu thiếu niên cảm nhận được những thay đổi từ khi được điều trị, trong lòng nhen nhóm hy vọng có ngày khỏe lại. Hiếu hào hứng “khoe”: “Em đã tự xúc cơm ăn, tự đánh răng được rồi”; “Sau này khỏe rồi, nếu còn kịp em sẽ xin ông bà và mẹ cho đi học lại, còn nếu trễ thì sẽ kiếm việc làm”; “Em ước mơ trở thành kiến trúc sư”… Thế nhưng, để điều ước của em trở thành hiện thực thì ngay lúc này, em đang rất cần sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm. Ông bà ngoại của em đã già yếu, không thể đi làm kiếm tiền. Những ngày ở bệnh viện chăm Hiếu, bà Mùa bị tái phát bệnh đau lưng, muốn đăng ký tập vật lý trị liệu, nhưng mới được 1 ngày thì bà bỏ cuộc vì sợ tốn tiền. “Chồng tôi còn già yếu hơn tôi, mà mẹ Hiếu thì bận con nhỏ, chưa đi làm được. Tôi chỉ biết cầu xin sự giúp đỡ của cộng đồng, để cháu tôi được chữa trị, sau này có thể tự lo được cho bản thân. Chúng tôi già cả rồi, không biết còn sống được bao lâu, lo cho cháu được đến bao giờ. Phận nó tội nghiệp lắm”, bà Mùa nghẹn ngào.
|