Đầy công nghệ hỗ trợ, trọng tài World Cup vẫn gây tranh cãi_bong da kq
Quyết định của trọng tài thường xuyên là vấn đề gây tranh cãi tại các giải đấu thể thao lớn. Trong bộ môn đối kháng,ĐầycôngnghệhỗtrợtrọngtàiWorldCupvẫngâytranhcãbong da kq nhiều tình huống như bóng đá, FIFA đã dùng nhiều công nghệ hỗ trợ để giảm bớt sai số trong quá trình đưa ra quyết định.
Bất chấp có thêm nhiều giải pháp, một số phán quyết của những “vị vua áo đen” vẫn khiến các cầu thủ không hài lòng. 3/4 trận tứ kết của World Cup năm nay bị phàn nàn vì chất lượng điều khiển kém, thiếu công bằng.
Nhiều công nghệ hỗ trợ trọng tài
Ở World Cup 2022 tại Qatar, FIFA áp dụng loạt công nghệ mới. Trong đó, có một số giải pháp nhằm hỗ trợ trọng tài đưa ra quyết định nhanh và chính xác hơn.
Quả bóng Al Rihla là một thiết bị được áp dụng nhiều công nghệ. Đây là tiến bộ có tính bước ngoặt, lần đầu tiên World Cup sử dụng một quả bóng thông minh. Al Rihla chứa bộ cảm biến bên trong, chịu trách nhiệm truyền dữ liệu theo thời gian thực đến hệ thống VAR.
Công nghệ bắt việt vị bán tự động lần đầu có mặt tại World Cup. Ảnh:FIFA. |
Bên cạnh đó, công nghệ việt vị bán tự động (SAOT) là một giải pháp khá hiệu quả tại World Cup 2022. Được FIFA thử nghiệm thành công tại Arab Cup 2021 và FIFA Club World Cup 2021, SAOT giúp đưa ra quyết định bắt lỗi việt vị nhanh chóng và chính xác hơn.
Hệ thống có 12 camera chuyên dụng, liên tục theo dõi vị trí của bóng và 29 điểm trên cơ thể cầu thủ. Dữ liệu thu được sẽ do AI xử lý theo thời gian thực, kết hợp thông tin do bóng Al Rihla truyền về 500 lần/giây. Dữ liệu do camera và quả bóng tạo ra cũng sẽ được sử dụng để tạo hoạt ảnh tự động có thể phát trên màn hình sân vận động và truyền hình.
Hệ thống video hỗ trợ trọng tài (VAR) đã được đưa vào sử dụng lần đầu tại World Cup 2018, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. VAR giúp các trọng tài đưa ra quyết định chính xác hơn hoặc sửa các nhận định sai thông qua video quay lại.
Tại kỳ World Cup này, nhóm trợ lý trọng tài video thực hiện công việc từ phòng điều hành video tập trung (VOR) đặt tại Doha. Tất cả dữ liệu camera từ 8 sân vận động được cung cấp cho VOR thông qua mạng cáp quang. Trọng tài tại mỗi sân vận động trao đổi với nhóm VAR thông qua hệ thống liên lạc biệt lập
Ngoài ra, Goal-line là một giải pháp khác giúp xác định bàn thắng thông qua hệ thống camera tốc độ cao và dựng hình 3D. Dù ít được sử dụng, công nghệ này làm việc hiệu quả trong khả năng ghi nhận bàn thắng.
Vẫn gây tranh cãi
Với danh sách dài công cụ hỗ trợ, các trọng tài ở World Cup 2022 vẫn không tránh khỏi những quyết định gây tranh cãi.
Bàn quyết định của Ao Tanaka trong trận Nhật Bản thắng Tây Ban Nha 2-1 tại bảng E World Cup 2022 sáng 2/12 làm nổ ra tranh cãi khi các hình ảnh cho thấy bóng dường như đã ra ngoài trước khi được Kaoru Mitoma tạt vào để dứt điểm. Quyết định được đưa ra gián tiếp tiễn tuyển Đức rời khỏi giải đấu ngay từ vòng bảng, khi họ xếp dưới Tây Ban Nha dù có chiến thắng trước Costa Rica.
Những quyết định của trọng tài vẫn liên tục gây tranh cãi tại World Cup 2022. Ảnh:Icon Sports. |
Đến vòng tứ kết, siêu sao Lionel Messi thể hiện sự không hài lòng với những quyết định của ông Mateu Lahoz trong trận Argentina gặp Hà Lan. "FIFA cần xem lại. Không thể bố trí một trọng tài kém chuyên môn cầm còi ở một trận đấu tầm cỡ và quan trọng như hôm nay. Rõ ràng là ông ta đã không hoàn thành nhiệm vụ", siêu sao 35 tuổi nhấn mạnh.
Trong trận tứ kết trên sân Lusail, ông Lahoz đã rút ra tổng cộng 17 thẻ vàng, 16 trong số đó thuộc về cầu thủ trên sân, 1 thuộc về thành viên ban huấn luyện Argentina. Đây là con số kỷ lục tại một trận đấu World Cup.
Pepe, Bruno Fernandes cũng phàn nàn về công tác trọng tài ở trận Bồ Đào Nha để thua Morocco. “Việc để một trọng tài người Argentina bắt chính ở trận đấu là điều không thể chấp nhận được. Hôm qua, Lionel Messi và tuyển Argentina đều phàn nàn về chất lượng trọng tài. Tôi sẽ không nói trọng tài làm tốt hay không”, Pepe phát biểu trên Record.
Các quyết định của trọng tài trong trận Anh gặp Pháp diễn ra vào rạng sáng 11/12 cũng bị cầu thủ hai đội và giới truyền thông phản ứng.
Công nghệ mang tính “hỗ trợ”
Các vấn đề liên quan đến trọng tài ở 3 trận tứ kết chủ yếu là những quyết định liên quan đến việc xem VAR và đánh giá tình huống. Tuy nhiên về bản chất, VAR không thể quyết định thay cho “vị vua áo đen” trên sân. Ngay ở tên của giải pháp này cũng đã được nêu rõ nó là công nghệ Video Hỗ trợ Trọng tài (Video Assistant Referee).
Ngoài ra, về nguyên tắc, VAR chỉ được áp dụng cho các tình huống dẫn đến bàn thắng, penalty, thẻ đỏ trực tiếp và nhận dạng sai. Do đó, những sự việc trên sân không liên quan đến nhóm này sẽ bị bỏ qua.
Đại diện FIFA khẳng định quyết định cuối cùng luôn nằm ở trọng tài, trên cả công nghệ. Ảnh:Reuters. |
“Một điều tôi muốn nhấn mạnh là quyết định cuối cùng luôn thuộc về trọng tài trong trận đấu”, ông Pierluigi Collina, Chủ tịch Ủy ban Trọng tài FIFA cho biết trong phiên họp trước giải đấu.
Trong khi đó, SAOT hay Goal-line có tính quyết định cao hơn. Ví dụ, khi bóng vượt qua vạch vôi của cầu môn, đồng hồ trên tay trọng tài chính sẽ rung lên và hiện chữ “GOAL”. Đây giống như một hình thức xác nhận chính xác nhất cho tình huống ghi bàn, dựa trên công nghệ, không có quyết định cá nhân.
Tương tự, các tình huống bắt việt vị bán tự động cũng thực hiện dựa trên AI. Máy học đánh giá tình huống dựa trên vị trí trái bóng với tay, chân của cầu thủ tham gia tình huống. Nhờ đó, nó đưa ra kết quả chỉ sau vài giây. Đó là lý do trọng tài không cần di chuyển ra ngoài sân, kiểm tra việt vị như công nghệ VAR truyền thống.
Còn một số vấn đề, nhưng SAOT và Goal-line thể hiện khá ổn định tại World Cup 2022.
Trong khi đó, vẫn chưa có giải pháp công nghệ để đánh giá vị trí trái bóng với đường biên. Do đó, tình huống gây tranh cãi trong trận Nhật Bản và Tây Ban Nha thiếu công cụ hỗ trợ trọng tài.
(Theo Zing)