Tại Việt Nam thời gian qua,ụtainạnkinhhoàngsiêuxetannátthànhsắtvụnởViệket qua nice có không ít vụ tai nạn xảy ra, khiến nhiều chiếc xe tiền tỷ nát bét, không thể phục hồi được.
Siêu xe 16 tỷ của ca sĩ Tuấn Hưng gặp nạn trong đêm
Siêu xe Range Rover từng của ca sĩ Tuấn Hưng được rao bán lại
Nhìn chiếc siêu xe Ferrari 488 GTB tiền tỷ, nát bét phần đầu, nhiều cư dân mạng không khỏi xót xa. Có không ít những ý kiến tò mò về việc phục hồi chiếc xe này như thế nào, để trở về nguyên trạng và chi phí hết bao nhiêu?
Siêu xe gặp nạn
Sáng 16/10, trên mạng xã hội xôn xao hình ảnh chiếc siêu xe Ferrari 488 GTB bị nát bét đầu, sau vụ tai nạn xảy ra trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đoạn gần thành phố Việt Trì ( Phú Thọ).
Ferrari 488 GTB bản tiêu chuẩn, có giá 245.000 USD tại thị trường Mỹ và thêm khoảng 34.000 USD cho bản đầy đủ. Tại Việt Nam, Ferrari 488 GTB có giá khoảng 15 tỷ đồng sau khi ra biển trắng.
Chiếc siêu xe của ca sỹ Tuấn Hưng được mua vào trung tuần tháng 9 năm 2017, dưới dạng xe đã qua sử dụng.
Nhìn chiếc siêu xe tiền tỷ, nát bét phần đầu có không ít ý kiến hỏi về việc phục hồi chiếc xe này như thế nào để trở về nguyên trạng và chi phí hết bao nhiêu. Một số ý kiến cho rằng, nhờ đã mua bảo hiểm thân vỏ nên phía công ty bảo hiểm sẽ lo toàn bộ. Số tiền bỏ ra mua bảo hiểm chiếc xe này cũng lên tới cả trăm triệu đồng mỗi năm, vì vậy bảo hiểm sẽ phải phục hồi lại như nguyên trạng. Còn làm như thế nào là việc của bảo hiểm, kể cả phải tạm xuất về chính hãng để sửa chữa.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho biết, sửa siêu xe không giống xe thường. Sửa cho nó thành mô hình tỷ lệ 1:1 thì không khó. Nó nát bét đầu rồi, còn sửa được nữa không mà sửa? Một số ý kiến đánh giá, do máy đặt giữa, nên chiếc xe này bị hỏng nặng nhất là khung gầm và hệ thống lái.
Theo anh Trần Khắc Huy, phụ trách kỹ thuật của hãng Lamborghini tại Việt Nam, nhìn hiện trạng chiếc xe này vẫn sửa được, chỉ có điều là sửa ở đâu, hết bao nhiêu tiền và mất bao lâu mà thôi. Chiếc xe này có khung bằng nhôm, vì vậy mang sang nước nào có đại lý chính hãng của Ferari và có Aluminum Center (trung tâm chuyên sửa khung xe, được hãng chứng nhận) sẽ làm được. Giải pháp tốt nhất là mang sang Singapore, ở đó có Aluminum Center được đầu tư gần 20 triệu USD, đủ khả năng sửa chữa và có thuế nhập khẩu linh kiện 0%, anh Huy cho biết.
Tuy chưa được tiếp cận để đánh giá thiệt hại chung, nhưng anh Huy ước tính, chi phí khắc phục có thể lên tới từ 2-3 tỷ đồng và mất thời gian bao lâu thì vẫn chưa rõ.
Tiền tỷ thành sắt vụn
Tại Việt Nam thời gian qua, có không ít vụ tai nạn xảy ra, khiến nhiều chiếc xe tiền tỷ nát bét, không thể phục hồi được.
Cuối năm 2008, tại đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến chiếc siêu xe Aston Martin DB9. Theo mô tả của những người chứng kiến thì chiếc xe chạy với tốc độ cao từ từ hướng Bưu điện Bờ Hồ lao thẳng lên vỉa hè vườn hoa tượng đài “Cảm Tử Quân”. Sau khi hất tung hàng chục tấm rào sắt chuyên dụng chống đua xe, chiếc Aston Martin húc vào một bốt điện thoại, rồi lao qua thảm cỏ, bẻ cong vài chục vòng cung thép phi 10mm và lao đầu vào tường đền Bà Kiệu ở cuối vườn hoa. Sau đó, chiếc xe bị văng ngược lại vài mét, xì khói và nằm im dưới chân tượng đài “Cảm Tử Quân”.
Aston Martin DB9 chính thức có mặt trên thị trường thế giới vào năm 2003 với hai phiên bản coupe và mui trần (DB9 Volante), sử dụng động cơ V12 dung tích 5.935cc, cho công suất cực đại 450 mã lực, có khả năng tăng tốc từ 0 lên 100 km/h trong 4,7 giây, vận tốc tối đa 300 km/h.
Chiếc xe này có giá xuất xưởng tại Mỹ là gần 170.000 USD. Về Việt Nam, khi đó, nếu nhập khẩu dưới dạng xe mới, kê khai hải quan và nộp thuế theo đúng giá xuất xưởng trên thì chiếc xe sẽ có giá hơn 450.000 USD (khoảng 7 tỷ đồng).
Sau đó, nhiều nguồn tin cho biết rằng Aston Martin “xấu số” đã được chuyển vào trong Sài Gòn để sửa chữa. Tuy nhiên, mới đây người ta phát hiện ra chiếc xe này vẫn nằm trong một garage ở Sài Gòn, tại khu vực xe phế liệu và có lẽ sẽ chẳng bao giờ được sửa chữa. Sau 10 năm, chiếc Aston Martin DB9 ngày nào nay đã trở thành “xác nát” thực sự khi chỉ còn “trơ khung”. Màu xám lông chuột nguyên bản của chiếc xe sau nhiều năm “phơi mình” trước nắng mưa nay đã bị bạc màu và đóng bụi trắng xóa. Mặc dù các vết móp trên cánh cửa đã được sửa chữa tuy nhiên toàn bộ phần đầu của chiếc DB9 hoàn toàn không có, để lộ ra bộ khung chịu lực trước mũi xe vẫn còn dấu vết của vụ va chạm. Các cửa kính trên xe cùng nội thất cũng không còn, nắp ca-pô đâm vào kính trước trong khi kính sau cũng đã bị vỡ.
Tiếp theo là một siêu xe Lamborghini Gallardo của đại gia Vũng Tàu cũng gặp tai nạn nặng. Từng xuất hiện tại Vũng Tàu với thiết kế nguyên vẹn đặc trưng cùng màu vàng nổi bật, đặc biệt là bộ vành của hãng độ Hamann, "siêu bò" Lamborghini Gallardo sau đó biến mất. Nguyên nhân là một tai nạn khiến siêu xe không thể tiếp tục lăn bánh.
Chiếc siêu xe này, sau đó được đưa ra Hà Nội, nhưng không được sửa chữa mà còn bị thợ lấy hết phụ tùng, lắp ráp sang những chiếc Lamborghini Gallardo khác. Và tới nay hình ảnh đẹp về chiếc xe Lamborghini Gallardo của đại gia Vũng Tàu này chỉ còn là quá khứ.
Lamborghini Gallardo sở hữu động cơ V10, dung tích 5.0L, sản sinh công suất tối đa 513 mã lực. Siêu xe mất khoảng 4,2 giây để tăng tốc lên 100 km/h, đạt vận tốc tối đa 303 km/h. Siêu xe Lamborghini Gallardo đời 2005 đã qua sử dụng từng có giá 1,45 tỷ Đồng tại thị trường Việt Nam.
Bảo dưỡng sửa chữa “giá chát”
Siêu xe được cho là những chú “ngựa thuần chủng” của thế giới ôtô. Những chiếc xe có giá hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu USD chạy rất nhanh. Siêu xe thu hút sự chú ý của nhiều người, ở bất kỳ nơi nào nó có mặt. Hầu hết mọi người đều mơ sở hữu một chiếc Ferrari, Lamborghini, McLaren, Pagani hay Bugatti,... từ người trẻ cho tới tuổi trung niên.
Tuy nhiên, sở hữu siêu xe là thú chơi vô cùng tốn kém. Ngoài chi phí bỏ ra mua xe, còn hàng loạt các chi phí khác “đắp” cho nó theo năm tháng.
Việc bảo dưỡng định kỳ rất tốn kém, nhất là với những siêu xe có tốc độ cao 300-400 km/h. Quá trình bảo dưỡng gồm thay toàn bộ dầu nhớt, kiểm tra xe để đảm bảo nó có thể tiếp tục phóng với tộc độ hơn 300 km/h, thì mỗi năm chủ nhân cũng phải chi cả chục ngàn USD.
Đấy là chưa kể lốp xe, cứ chạy khoảng 5.000km là phải thay và giá của một bộ lốp cũng hàng chục ngàn USD. Cũng tương tự như vậy là bộ vành xe cứ chạy khoảng 20.000 km phải thay và chi phí của một bộ 4 vành này cũng thật không rẻ, khoảng 15.000 USD tới 50.000 USD/bộ.
Siêu xe nên phụ tùng thay thế cũng siêu đắt, có khi phải xuất ngược ra nước ngoài để sửa vì trong nước thiếu phụ tùng và thợ lành nghề. Ferrari, Lamborghini,... mỗi khi gặp sự cố phải thay thế phụ tùng, phải liên lạc với chính hãng giá đắt đỏ và chưa chắc đã có ngay, có khi phả đợi cả năm trời.
Nếu hỏng nặng, thợ Việt Nam không thể đáp ứng đáp ứng được, phải mời chuyên gia từ Mỹ, Đức, Hồng Kông... sang, tiền vé máy bay, đi lại ăn ở khách sạn hạng sang vô cùng tốn kém.
Nếu vì lý do nào đó chiếc xe của bạn gặp tai nạn, khoản tiền sửa chữa còn chat chúa hơn nữa và có khi phải chờ cả năm để thấy chiếc xe của mình trở lại như xưa. Tại Việt Nam, cách đây vài năm, một chiếc Ferrari chỉ đụng bánh trước vào vỉa mà “nằm viện cả năm không dậy nổi”.
Trần Thuỷ
Siêu xe Tuấn Hưng tai nạn: Điều ít biết về Ferrari 488 GTB 15 tỷ đỏ rực
Ferrari 488 GTB bản tiêu chuẩn có giá 245.000 USD tại thị trường Mỹ, và thêm khoảng 34.000 USD cho bản đầy đủ.