Ép nhân viên làm việc quá sức
Ngày 26/9,ữnhânviêntửvongvìlàmviệctiếngngàyCôngtyphủibỏtráchnhiệmotherwell đấu với celtic Ủy viên lao động của bang Maharashtra (Ấn Độ), ông Shailendra Pol đã công bố thông tin liên quan đến sự việc Anna Sebastian Perayil - một nữ kiểm toán của công ty EY India - tử vong vì bị ép làm việc quá sức.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện văn phòng của công ty này hoạt động nhưng không có giấy đăng ký bắt buộc theo Đạo luật về cửa hàng và sơ sở kinh doanh của tiểu bang. Theo đó, luật này giới hạn số giờ làm việc tối đa của người lao động là 9 giờ/ngày và 48 giờ/tuần.
"Công ty chỉ vừa nộp đơn đăng ký với Sở Lao động vào tháng 2/2024, nhưng đã bị chúng tôi từ chối. Bởi từ năm 2007, khi thành lập văn phòng này, công ty đã không hề nộp đơn đăng ký", ông Pol nói.
Cơ quan chức năng đã cho công ty thêm 7 ngày để giải trình về sự chậm trễ này. Nếu có dấu hiệu không tuân thủ pháp luật, khiến người lao động bị thương tích hoặc tử vong thì người đứng đầu công ty có thể sẽ bị phạt tù đến 6 tháng hoặc phạt tiền đến 5.979 USD, thậm chí đối mặt với cả 2 hình phạt.
Theo tờ India Times, Ann Mary, bạn thân của nhân viên kiểm toán nói trên, cho biết trước khi qua đời, Anna đã gọi điện thoại để tâm sự.
Trong cuộc nói chuyện, Anna chia sẻ cô đang suy nghĩ về chuyện nghỉ việc do áp lực công việc "không thể thở nổi". Đêm trước đó, cô đã bị ép tham gia một cuộc họp vào tối muộn. Anna phải làm việc 18 tiếng/ngày và làm cả cuối tuần.
Những lúc quá mệt mỏi, cô đã bày tỏ lo ngại về sức khỏe của mình với bộ phận nhân sự nhưng không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào. Nữ kiểm toán dự định sẽ về thăm gia đình vào cuối tháng 7, nhưng chưa kịp về thì cô đã qua đời.
Thiếu biện pháp bảo vệ
Bà Anita Augusinte, mẹ của Anna, đã gửi thư cho công ty để cảnh báo họ về tình trạng ép nhân viên làm việc quá sức.
Trong bức thư, bà Anita kể rằng Anna đã vượt qua kỳ thi kế toán công chứng vào ngày 23/11/2023 và gia nhập công ty EY India ngày 19/3/2024.
"Anna đã làm việc không biết mệt mỏi tại công ty, luôn cống hiến hết mình để đáp ứng những gì được giao. Dần dà, khối lượng công việc, môi trường làm việc mới và thời gian làm việc dài đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và cảm xúc của Anna.
Con cảm thấy lo lắng, mất ngủ và căng thẳng kéo dài nhưng không bỏ cuộc mà lúc nào cũng thúc ép bản thân tiếp tục nỗ lực. Bởi con cho rằng làm việc chăm chỉ và kiên trì là chìa khóa dẫn đến thành công", bà Anita cho hay.
Lắm lúc, Anna bị giao làm những việc không liên quan đến chuyên môn. Dù bà Antina đã khuyên nhủ nhưng cô gái vẫn làm vì muốn thể hiện sự cống hiến.
Anna làm việc từ sáng đến tối muộn, không nghỉ bất cứ ngày nào trong tuần. Lắm lúc, trợ lý của cấp trên còn gọi cho cô vào nửa đêm để giao việc và yêu cầu cô hoàn thành vào sáng hôm sau. Vì thế, Anna hầu như không có thời gian để nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, ông Rajiv Memani, Giám đốc EY India khẳng định áp lực công việc không phải là lý do khiến Anna qua đời. Ông cho rằng 100.000 nhân viên đều phải làm việc chăm chỉ. "Anna được phân công công việc như những người khác, cô ấy chỉ làm việc với chúng tôi trong 4 tháng", đại diện công ty nói.
Một nhân viên của EY India chia sẻ rằng họ được thông báo về sự việc của Anna qua email. "Vào lúc cao điểm, chúng tôi phải làm việc 16 giờ/ngày, các ngày bình thường thì 12 giờ/ngày. Chúng tôi không được nghỉ vào cuối tuần hay ngày lễ. Làm việc quá sức là cách duy nhất để được thăng chức ở đây", nhân viên này nói.
Một người lao động từng làm việc cho một trong số các công ty kiểm toán lớn nhất thế giới cho hay cô thậm chí phải làm việc trong lúc bị Covid-19. Nhiều người còn chia sẻ rằng nếu là nhân viên của các công ty kiểm toán lớn, họ phải chấp nhận làm việc từ 14 đến 18 giờ/ngày.
Ông Narayana Murthy, đồng sáng lập phần mềm Infosys, từng nói rằng người lao động tại Ấn Độ phải làm việc 70 giờ/tuần để phát triển đất nước.
Tại nước này, việc thiếu các biện pháp bảo vệ người lao động tại nơi làm việc từ lâu đã là vấn đề đáng lo ngại. Theo dữ liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế, 51% người lao động của Ấn Độ làm việc hơn 49 giờ/tuần.
Báo cáo của Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ và nền tảng chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số MediBuddy cho thấy gần 62% người lao động Ấn Độ bị căng thẳng và kiệt sức vì công việc.
Tường Vy