Jesse Peterson là cộng tác viên của báo Tuổi trẻ Cười suốt 10 năm nay và từng làm việc tại một báo điện tử lớn,ệnvềanhTâyJessePetersonviếtsáchvàmuốncướivợViệltd argentina MC một số mục ẩm thực đường phố trên truyền hình. Ngoài ra, anh còn diễn hài, thuyết trình, làm phim ký sự, phim quảng cáo, truyền cảm hứng trong việc chinh phục ngôn ngữ và giảng dạy tại Việt Nam bằng Tiếng Việt.
Jesse Peterson mong muốn viết sách "như một người Việt thực thụ". Anh vừa ra mắt sách Bi hài kịch - sắc màu làm nên cuộc sống- tác phẩm viết bằng tiếng Việt thứ 3 của anh sau hơn 10 năm sống và làm việc tại Việt Nam.
Từng bị tẩy chay vì viết châm biếm!
- Với quyển sách thứ 3 ‘Bi hài kịch - sắc màu làm nên cuộc sống’, anh muốn gửi gắm điều gì ở tác phẩm này?
Tôi lấy nguồn cảm hứng từ những bạn trẻ sống và làm việc xa quê cho tác phẩm. Sách được viết theo hướng trào phúng, châm biếm – thể loại thế mạnh tôi theo đuổi bấy lâu nay. Tôi muốn gửi gắm tiếng cười còn đằng sau đó là suy ngẫm về cuộc sống.
Qua mỗi trang sách, tôi chia sẻ trải nghiệm, vốn sống có được, từ đó lan tỏa đến bạn đọc. Cuộc đời đôi khi trái khoáy, bất như ý, chỉ cần chúng ta biết vượt lên hoàn cảnh, khiêm nhường, nhẫn nại sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu, lý tưởng sống.
- Anh có gặp khó khăn gì khi tiếp cận và khai thác mảng đề tài châm biếm?
Lĩnh vực này nhạy cảm và không dễ dàng gì để số đông tiếp nhận. Việc viết làm sao để không xúc phạm người khác mà vẫn khéo léo nêu được vấn đề nóng bỏng, thời sự với tôi vẫn là một hành trình cần học hỏi liên tục.
Tôi quan niệm châm biếm chỉ đơn thuần là đả phá cái tiêu cực, lạc hậu và sai trái để đưa cuộc sống về hướng tốt đẹp hơn. Thay vì quát nạt hay chửi mắng, chúng ta chọn nhìn nó theo góc hài hước, vừa cười song cũng vừa tự sửa mình, đó là cái hay của châm biếm.
- Anh cũng nhận không ít lời phê bình, thậm chí miệt thị vì các bài viết của mình?
Tâm lý chung của mọi người khi nhận chuyện nhạy cảm, tiêu cực chắc chắn không thoải mái. Do đó, cách họ phản ứng lại bằng ngôn từ hay hành động là điều dễ hiểu.
Tôi nhớ một lần có người giễu cợt “không thích ăn món ăn Ấn Độ vì hôi mùi cà ri”. Tôi bảo ai cũng có mùi riêng, như “người Việt Nam cũng có mùi nước mắm”. Hay đề cập chủ đề tế nhị như trộm cắp, cướp giật… ngay sau đó tôi bị một số cộng đồng mạng chỉ trích, họ bảo tôi là Tây, không thể hiểu biết sâu về người Việt. Có người đòi “tẩy chay, ném đá ông Tây này”.
Tất nhiên tôi cũng lắng nghe, nhìn nhận và sửa sai vài điều bản thân chưa hoàn thiện. Công việc này đòi hỏi sự tinh tế và hiểu biết về văn hóa, con người mà không phải lúc nào tôi cũng làm tốt.
- Văn hóa giữa các vùng miền có nhiều sự khác biệt, điều này có là rào cản của anh trong quá trình truyền tải câu chữ đến người đọc?
Tôi viết tiếng Việt bằng những gì đã được nghe, đọc và học được trong nhiều năm qua. Đúng hơn nó là văn giao tiếp hơn là văn viết. Tôi cố gắng viết đơn giản, không cầu kỳ, để mọi người có thể hình dung điều mình đề cập.
Người Việt Nam có câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”,tôi thấy rất đúng. Tôi vẫn đang cố gắng hoàn thiện và sửa lỗi mỗi ngày. Tôi không tự nhận là nhà văn vì để viết hay như họ chắc lâu lắm mới có thể đạt được.
Jesse Peterson từng đi lính. Khi trở về, anh quyết định 'làm lại cuộc đời' khác.
Đã có lúc tôi được người ta rao với mức giá 1 triệu USD để bán sang Taliban
- Khái niệm chiến tranh xa lạ với người trẻ hiện nay nhưng Jesse Peterson đã từng bước qua cuộc chiến. Điều này hẳn thay đổi quan điểm cuộc sống của anh?
Tôi có quãng thời gian đi lính ở Afghanistan. Đó cũng là những năm tháng đau khổ nhất với tôi. Chứng kiến từng người đồng đội ra đi, tật nguyền, tôi như sụp đổ. Đã có lúc tôi được người ta rao với mức giá 1 triệu USD để bán sang Taliban.
May mắn trở về từ chiến trường, nhân sinh quan tôi thay đổi rất nhiều. Tôi nhìn nhận rõ ràng hơn giá trị sự sống – cái chết và trân trọng từng giây phút hơn bao giờ hết.
Một số cựu chiến binh như tôi thường không thoát ra được ám ảnh về chiến tranh, thậm chí bị điên. Tôi không muốn mãi mắc kẹt ở Canada vì như thế sẽ không vượt qua được ám ảnh quá khứ. Đó là lý do tôi chọn rời Canada, bắt đầu mọi thứ ở một nơi mới.
- Từng tuyệt vọng vì công việc, cuộc sống không như ý, điều gì giúp anh vượt qua?
Sau Covid-19 tôi gặp khó khăn về giấy phép lao động. Có giai đoạn tôi phải sống ở Campuchia vì không có giấy tờ. Sau đó, tôi vay tiền mọi người thực hiện đủ các thủ tục để được ở lại Việt Nam. Quãng thời gian ấy khó khăn, từ kinh tế đến tinh thần, sức khỏe.
Nhờ thiền, suy nghĩ tích cực giúp tôi vượt qua. Cuộc đời chỉ ý nghĩa khi bạn có thể trân trọng khoảnh khắc tươi đẹp trước mắt. Tôi chọn thích nghi, làm bạn với nghịch cảnh. Mỗi ngày tôi tự nhủ cố gắng tiết kiệm, giữ sức khỏe thật tốt và tinh thần lạc quan.
- Hơn 10 năm, điều gì ở Việt Nam giúp anh chọn và gắn bó với nơi này?
Tôi nghĩ mình và nơi này có nhiều duyên nợ, nó cứ thế kéo tôi ở lại, gắn bó và đã sống với tâm thế một người Việt suốt nhiều năm qua.
Tôi sống ở nhiều nơi, từ Thái Bình, Hà Nội và hiện là TP.HCM. Thế nên cũng có thể gọi Việt Nam như một phần quan trọng của đời Jesse. Tôi cũng trải qua nhiều công việc: đi dạy tiếng Anh ở trung tâm, dạy kèm, tác giả viết báo, viết văn và hiện đang ấp ủ cho vai trò biên kịch phim điện ảnh.
Tôi luôn quan niệm “nhập gia tùy tục”. May mắn những hàng xóm dễ thương và một vài người bạn tốt bụng đã giúp tôi hòa vào cuộc sống dễ dàng hơn. Tuổi tôi cũng không còn trẻ để bôn ba đi đó đây. Nếu để đánh đổi các mối quan hệ hay niềm vui hiện tại, tôi thấy không xứng đáng.
- Nhiều tác giả ở Việt Nam hay than thở khó sống bởi nghề viết, anh thì sao?
Thu nhập nhờ viết lách không đủ sống, đó là điều chắc chắn. Tiền lương tôi kiếm được không cao, chỉ đủ sinh hoạt phí hằng tháng, thậm chí nghèo là đằng khác (cười).
Tôi vẫn đang thiếu nợ và đang cật lực “cày” để trả món nợ đã vay. Tôi quan niệm hạnh phúc là làm công việc yêu thích chứ không phải làm để kiếm tiền. Với một người đàn ông hơn 40 tuổi, tôi thấy mọi thứ xung quanh cơ bản là ổn.
- Được biết bạn gái anh cũng là người Việt?
Chúng tôi tìm hiểu và quen nhau được vài tháng. Bạn gái cũng làm trong ngành mỹ thuật, cùng là dân sáng tạo nên rất hiểu và thông cảm cho công việc của tôi. Nhu cầu cuộc sống của chúng tôi không quá cao nên mọi thứ cũng thoải mái, không áp lực, gò bó.
Ở tuổi này rồi tôi cũng mong sớm ổn định, như một tổ ấm chẳng hạn. Tôi dự tính sẽ kết hôn trong vòng 2 năm tới. Tôi và bạn gái cũng đang cố gắng vì mục tiêu chung của cả hai.
Võ Thu Hương: Không có tư duy nhà văn nghèo lắm, khổ lắmCó rất nhiều cuốn sách gắn liền với thiếu nhi, nhà văn Võ Thu Hương chia sẻ chưa bao giờ thấy nghèo về vật chất hay khổ về tinh thần khi trở thành nhà văn.(责任编辑:Cúp C2)