Một vị giáo sư ở TP.HCM cho hay ông đang rơi vào tình huống "vừa lạ đời,áosưgiảngdạynhiềunămvẫnphảiđihọcnghiệpvụsưphạmBộnhận định hạng 2 hàn quốc vừa dở khóc dở cười" khi phải thi chứng chỉ sư phạm.
Bởi bản thân ông đã hướng dẫn thành công 8 nghiên cứu sinh, khoảng 50 thạc sĩ, trên 100 cử nhân, dạy đại học và cao học hơn 20 học kỳ, được bổ nhiệm làm giảng viên cao cấp,
“Nếu không có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm do các trường sư phạm cấp, sau này, sẽ không được hành nghề giảng viên nữa" - vị giáo sư này than.
Giáo sư này cho biết lúc thi vào biên chế, ông đã phải có chứng chỉ phương pháp giảng dạy đại học, nhưng chứng chỉ này hiện không được chấp nhận mà bắt buộc phải là chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Lời than thở của ông đang là thực tế "dở khóc, dở cười" hiện hữu trong môi trường giáo dục hiện nay.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Về điều này, trao đổi với VietNamNet, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho hay, việc giảng viên phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đã được quy định trong điều 77 Luật Giáo dục. Tuy nhiên vẫn còn giảng viên, trong đó có những người là giáo sư, phó giáo sư nhưng vì nhiều nguyên nhân chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Trước câu hỏi về việc liệu có nên xem xét ưu tiên đối với các giảng viên nhiều năm đã từng giảng dạy, có kinh nghiệm và được sinh viên đánh giá cao, ông Minh nói: “Về nguyên tắc chưa sửa Luật thì chúng ta phải tuân thủ quy định.
Tuy nhiên, ông Minh cũng cho hay, ghi nhận những phản ánh thực tế, Bộ GD-ĐT đang cho rà soát, nếu cần thiết có thể xem xét chỉnh sửa trong Luật Giáo dục (sửa đổi) tới đây.
Một đại diện của Bộ GD-ĐT giải thích thêm: Việc học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm sẽ diễn ra trong vòng 3 tháng.
Thanh Hùng
- Một vị giáo sư ở TP.HCM cho hay ông đang rơi vào tình huống "vừa lạ đời, vừa dở khóc dở cười" khi phải thi chứng chỉ sư phạm.
(责任编辑:La liga)