Tiến sĩ người Anh,ômiệng–triệuchứngcủaloạibệnhnguyhiểthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá atlas Azad Eyrumlu, cho biết, các bộ phận khác nhau trên cơ thể liên kết chặt chẽ với nhau. Mộ triệu chứng nhỏ có thể là dấu hiệu của một căn bệnh chúng ta không nhận ra.
Sức khỏe răng miệng kém có nguy cơ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng ở những cơ quan khác. Ngược lại, khô miệng có thể là dấu hiệu của điều gì đó không ổn ở nơi khác.
Khô miệng thường là biểu hiện lành tính. Chúng ta thường không tiết ra nhiều nước bọt khi lớn lên và khô miệng hay liên quan đến ngủ ngáy, hút thuốc, uống quá nhiều rượu. Bên cạnh đó, triệu chứng này còn là biểu hiện của các bệnh nghiêm trọng bao gồm tiểu đường, đột quỵ, thậm chí cả HIV.
Tiến sĩ Eyrumlu phân tích: “Khô miệng có các triệu chứng như cảm giác dính trong miệng, khô hoặc đau họng, khó nhai hoặc nuốt, thậm chí hơi thở có mùi”.
“Một số bệnh như đột quỵ, tiểu đường, Alzheimer hoặc các dạng rối loạn tự miễn dịch như HIV, hội chứng Sjogren có triệu chứng này”.
Ở một số phòng nha, các bác sĩ không chỉ quan tâm đến sức khỏe răng miệng của bệnh nhận. Họ còn được đào tạo cách phát hiện một số vấn đề liên quan tới sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên, điều quan trọng là mọi người phải theo dõi chặt chẽ sức khỏe của bản thân. Nếu nhận thấy triệu chứng khô miệng dai dẳng, bạn phải thông báo với nha sĩ của mình.
Khô miệng là tình trạng chúng ta không sản xuất đủ nước bọt để giữ cho miệng ẩm. Nước bọt đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe răng miệng vì giúp trung hòa axit do vi khuẩn tạo ra và rửa sạch các mảnh thức ăn.
Nước bọt rất cần thiết để ngăn ngừa sâu răng và chứa các enzym quan trọng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, đảm bảo cơ thể nhận được vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết.
Bạn nên đến gặp nha sĩ sáu tháng một lần để vệ sinh răng miệng của bạn được tốt và phát hiện bất ổn nếu có.
Các chuyên gia khuyên bạn nên đánh răng trong hai phút với kem đánh răng có chứa florua hai lần một ngày, cũng như dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng thường xuyên.
An Yên (Theo Mirror)