Đặt niềm tin sai người Nhà nước có nhiều chính sách bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị bạo hành,ẹđồnghànhđúngcáchgiúptrẻvượtquanỗiđaubịxâmhạbxh league one xâm hại tình dục. Tuy nhiên, tình trạng trên vẫn còn những diễn biến phức tạp. Trẻ em không chỉ có nguy cơ bị xâm hại bởi những đối tượng lạ mặt mà còn trở thành nạn nhân của chính những người thân trong gia đình. Nếu không được giúp đỡ, đồng hành đúng cách, trẻ em là nạn nhân của xâm hại tình dục sẽ chịu tổn thương nghiêm trọng về thể xác, tâm lý, tinh thần. Câu chuyện của mẹ con chị L.T.A.M. (36 tuổi) là một ví dụ. Hôn nhân tan vỡ, chị M. dẫn cô con gái 10 tuổi từ miền Tây lên TPHCM sống. Sau đó, chị quen biết, sống như vợ chồng với người đàn ông làm nghề thợ hồ. Chị không ngờ con gái lại bị người đàn ông mình yêu thương xâm hại. Đáng buồn hơn, khi con tâm sự việc bị “ba dượng xâm hại”, chị M. lại không tin. Sự việc khiến bé gái sợ hãi, không dám ở nhà một mình. Bé thường xuyên trốn khỏi nhà trọ mỗi khi chị đi vắng. Cho rằng con không ngoan, chị M. la mắng, đánh bé gái. Sự việc kéo dài khiến bé gái trầm cảm, có ý định tự tử nhưng bất thành. Chuyên gia tâm lý Lê Khanh (TPHCM) cho biết, trường hợp trẻ không được bố mẹ tin tưởng khi chia sẻ thông tin mình bị xâm hại rất nguy hiểm. Lúc này, trẻ sẽ tổn thương sâu sắc. Tâm lý trẻ xuất hiện nỗi sợ không được bố mẹ tin tưởng, bảo vệ dẫn đến tinh thần suy sụp. “Do đó, việc bố mẹ, người thân trong gia đình phải chăm sóc, bảo vệ, cùng trẻ vượt qua nỗi đau bị xâm hại tình dục như thế nào là điều rất quan trọng”, ông Khanh cho biết. Các chuyên gia tâm lý cũng cho rằng, trẻ em là nạn nhân của tình trạng xâm hại tình dục cần được chăm sóc thân thể, tâm lý và tinh thần. Ngay khi phát hiện trẻ bị xâm hại, cha mẹ, người thân cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, chăm sóc kịp thời. Các bậc phụ huynh nên tham khảo tài liệu Hướng dẫn việc chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dụccủa Bộ Y tế để chăm sóc, hỗ trợ y tế cho trẻ bị xâm hại đúng cách, hiệu quả. Đồng hành đúng cách Chuyên gia tâm lý Lê Khanh cho rằng, với trường hợp người xâm hại trẻ là thành viên trong gia đình, cha mẹ cần cách ly trẻ khỏi môi trường, đối tượng gây ra sự việc cho đến khi đối tượng bị xử phạt trước pháp luật. Sau đó, trẻ cần có người đồng hành để được giúp đỡ đúng cách. Ngoài là người thân trong gia đình, trẻ cần được giúp đỡ bởi người có chuyên môn như: Chuyên gia tâm lý, nhân viên công tác xã hội… Người đồng hành không chỉ chia sẻ mà còn giúp trẻ tham gia những hoạt động có ích bên ngoài, đồng hành đủ lâu để trẻ vượt qua nỗi đau, tái hòa nhập cuộc sống. Chuyên gia Lê Khanh nhấn mạnh: “Sau cùng, chúng ta cần giúp trẻ ý thức lại giá trị bản thân. Đây là điều rất quan trọng. Những đứa trẻ là nạn nhân của xâm hại thường không ý thức được giá trị bản thân nên không có phản ứng mạnh mẽ trước sự tấn công của kẻ xấu… Giúp trẻ ý thức lại giá trị bản thân khiến trẻ mạnh mẽ, tự tin hơn. Trẻ sẽ vượt qua nỗi đau bị xâm hại và tránh rơi vào tình huống ấy thêm một lần nữa”. Trường hợp trẻ bị đối tượng ngoài gia đình xâm hại cũng cần được cha mẹ, người thân tin tưởng, chia sẻ, đồng hành. Tuy nhiên, cha mẹ phải tôn trọng không gian riêng của trẻ. Cha mẹ tránh kể sự việc với nhiều người, không nên nói với trẻ rằng có ai đó đã biết biến cố của mình. Cha mẹ cũng cần đưa trẻ tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh để trẻ sớm quên đi tổn thương. Nếu được, phụ huynh nên thay đổi hoặc sắp xếp lại môi trường sống để trẻ không đối diện nguy cơ bị xâm hại. “Khi đưa sự việc trẻ bị xâm hại ra pháp luật, cha mẹ cần trao đổi, tránh việc trẻ bị hỏi quá nhiều lần về vụ việc để phục vụ công tác điều tra. Việc này khiến trẻ thêm nhiều lần tổn thương”, chuyên gia Lê Khanh lưu ý thêm.Bảo vệ trẻ em trước sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Hiện tượng khí hậu bất thường, cực đoan dẫn đến sự gián đoạn đối với các dịch vụ chăm sóc, gây ảnh hưởng đến khả năng sống, phát triển, đạt được tiềm năng tối đa của trẻ em.