当前位置:首页 > La liga

Ban ngày làm sếp, rời công sở làm bà chủ_bóng đá tối nay

Nâng cao quyền năng của phụ nữ

Theàylàmsếprờicôngsởlàmbàchủbóng đá tối nayo một báo cáo mới của Ban Hoạt động của Giới chủ thuộc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các doanh nghiệp thực sự có sự đa dạng về giới, đặc biệt là ở cấp cao, hoạt động hiệu quả hơn và có thể nhận thấy lợi nhuận tăng lên đáng kể.

Báo cáo Phụ nữ trong Kinh doanh và Quản lý: lợi ích của sự thay đổi đối với doanh nghiệp , đã thực hiện khảo sát gần 13.000 doanh nghiệp ở 70 quốc gia. Hơn 57% người được phỏng vấn nhất trí rằng những sáng kiến đa dạng về giới giúp cải thiện kết quả kinh doanh. Gần ba phần tư các công ty có theo dõi tình hình đa dạng giới trong quản lý ghi nhận lợi nhuận tăng 5-20%, trong đó phần lớn các công ty có lợi nhuận tăng 10-15%.

Báo cáo cũng cho thấy, ở cấp quốc gia, sự gia tăng về việc làm của phụ nữ tỷ lệ thuận với tăng trưởng của GDP.

Tại Việt Nam, sau khi triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới năm 2006, Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình và đề án cụ thể về bình đẳng giới nhằm nâng cao quyền năng của phụ nữ.

Chiếm 50,2% dân số và 47,3% lực lượng lao động tại Việt Nam, phụ nữ ngày càng khẳng định vai trò quan trọng khi tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là kinh tế.

Theo báo cáo Mastercard năm 2021, Việt Nam xếp thứ 6 trong số các quốc gia có tỷ lệ nữ doanh nhân cao nhất và cũng là đại diện châu Á duy nhất nằm trong top 10 quốc gia có tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo.

Số liệu thống kê của Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE) cũng cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam do phụ nữ làm chủ tăng lên nhanh chóng những năm gần đây, hiện chiếm tỷ lệ hơn 25% tổng số doanh nghiệp và giữ vị trí cao nhất trọng khu vực Đông Nam Á.

Để xóa bỏ ranh giới vô hình cản trở sự phát triển và khuyến khích phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới của Việt Nam xác định mục tiêu đến năm 2025, khoảng 20.000 phụ nữ được hỗ trợ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp. 

Những câu chuyện chúng tôi ghi lại dưới đây là minh chứng sống động cho thấy việc trao quyền để phụ nữ tham gia đầy đủ vào tất cả các lĩnh vực và ở tất cả các cấp độ của hoạt động kinh tế - xã hội đang góp phần thiết lập các quan hệ xã hội bền vững và công bằng hơn.

Chủ động vượt qua định kiến giới

7h30 ra khỏi nhà, bước vào công ty, chị Nguyễn Thị Thu Huyền là phó giám đốc một công ty chuyên về thiết kế, xây dựng nội thất ở Hà Nội. 

18h rời khỏi văn phòng, chị về nhà nấu nướng, ăn cơm cùng gia đình. Dọn dẹp xong xuôi, chị ngồi thưởng trà, ngắm hoa, thư giãn khoảng nửa tiếng đến 1 tiếng. Khoảng 21h30, chị vào căn phòng được thiết kế riêng cho việc sáng tác nghệ thuật.

Có lúc chị thiết kế vòng phong thuỷ, khi thì vẽ tranh, làm tranh đá, vẽ tranh lên túi… Những sản phẩm này được chị bán cho cả khách hàng trong và ngoài nước – những người thích đồ thủ công có thiết kế độc đáo. 

Chị Huyền làm công việc tay trái này đã được hơn 20 năm. Hiện tại, mặc dù đã có vị trí và một công việc khá áp lực, bận rộn, chị vẫn dành thời gian cho đam mê này. Thu nhập từ nó đủ để chị tiêu vặt và đi du lịch. Tuy nhiên, quan trọng hơn, đó là công việc mà chị yêu thích để giảm stress và tích luỹ năng lượng tích cực mỗi ngày.

Sau giờ hành chính, chị Huyền thoả mãn với đam mê của một người yêu nghệ thuật.

“Nhiều người nói tôi tham việc, ‘cày cuốc’ suốt ngày đêm vất vả, tiền để làm gì? Tôi nói với họ: Tôi làm vì đam mê” – chị Huyền chia sẻ.

“Nếu như công việc ở văn phòng yêu cầu tôi phải làm việc chuẩn chỉ, chính xác và áp lực thì với nghề tay trái lại hoàn toàn khác. Nó thiên về nghệ thuật. Nó giúp tôi xả stress khá hiệu quả, quên sạch mọi con số tính toán ban ngày. Thay vào đó là cả một căn phòng tha hồ sáng tác mộng mơ”.

Chị Huyền cho biết, 2 công việc mà chị đang đảm nhiệm chính là cách chị cân bằng cuộc sống và bổ trợ cho chị rất tốt về mặt tài chính và tinh thần.

Chị Huyền hiện là lãnh đạo một doanh nghiệp tư nhân trong ngành thiết kế, xây dựng.

Giống như chị Huyền, chị Vũ Thị Hương (Nam Từ Liêm, Hà Nội) dành 2 ngày cuối tuần và thời gian ngoài giờ hành chính cho quán bún ốc mà chị mua nhượng quyền thương hiệu. Còn lại 8 giờ hành chính, chị là kế toán trưởng cho một công ty xây dựng. 

Mở quán ở một khu dân cư gần nhà, cứ tối tối và 2 ngày cuối tuần chị ghé qua để quán xuyến, quản lý thu chi. “Việc nhập nguyên liệu thì tôi liên lạc qua điện thoại. Quy trình nấu nướng đã có công thức”.

Chị Hương cho biết, kế toán là chuyên ngành mà chị được đào tạo, còn kinh doanh vốn là đam mê của chị từ lâu. Trước khi mở quán bún ốc, chị cũng từng kiêm nhiệm rất nhiều công việc khác nhau. “Có thời gian tôi bán hàng thời trang online, có lúc tôi làm nhân viên kinh doanh bất động sản, lúc thì bán xe ô tô”.

Chị Hương dành 2 ngày cuối tuần và thời gian ngoài giờ hành chính cho quán bún ốc.

Vốn là người năng động, chị Hương không chịu “ngồi yên một chỗ” với duy nhất công việc chuyên môn trong giờ hành chính. Chị nói, nghề tay trái không chỉ mang lại cho chị thu nhập thêm mà còn giúp chị luôn năng động và cân bằng với công việc kế toán khô cứng. “Tôi cần một công việc có thu nhập ổn định, còn với nghề tay trái, nếu kinh doanh thuận lợi sẽ có sự bứt phá về kinh tế hơn”.

Hiện sinh sống và làm việc ở Ninh Bình, một ngày của chị Đinh Thị Hồng Nhung bắt đầu từ 4h30’. Chị dành khoảng thời gian sáng sớm để chăm sóc bản thân, tập thể dục và lên thời gian biểu tỉ mỉ cho một ngày vốn luôn nhiều đầu việc với bà mẹ 3 con 38 tuổi. 

Bận rộn nghề tay trái, nghề tay phải nhưng sáng sáng chị vẫn đều đặn nấu đồ ăn sáng cho cả nhà. Ban đầu, khi mới kinh doanh, chị cũng gặp một số khó khăn khi chưa sắp xếp được thời gian cho mọi việc. Nhưng sau đó, khi chia sẻ khó khăn với gia đình, chị nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ chồng – người mà chị công nhận là nấu ăn rất ngon. 

Chị Nhung vừa làm công chức, vừa là chủ một đại lý đồ gia dụng ở Ninh Bình. 

Kết thúc giờ hành chính của một công chức ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình, chị về quản lý một đại lý hàng gia dụng có tiếng đã hoạt động hơn 2 năm nay. “Vào mỗi sáng sớm, tôi thường lên kế hoạch cho một ngày, phân chia thời gian làm việc và nghỉ ngơi, đặt mục tiêu việc gì nhất định phải làm được, nhiệm vụ nào có khả năng hoàn thành”.

Chị Nhung cho biết, dù bận rộn và có công việc kinh doanh khá phát triển nhưng chị không có ý định nghỉ việc Nhà nước. Bởi vì công việc đúng chuyên ngành luật là một trong những mục tiêu phấn đấu của chị, còn việc kinh doanh khiến chị rất vui. 

Chị chia sẻ, lý do chị chọn làm cả 2 công việc song song là để được chủ động và làm chủ cuộc sống của mình, tạo cảm hứng cho mọi người thông qua công việc. 

“Ngoài vai trò làm vợ, làm mẹ, tôi nghĩ rằng sẽ truyền cảm hứng cho những phụ nữ khác trong vai trò một phụ nữ hiện đại, dám nghĩ, dám làm và chấp nhận dấn thân để tạo bình đẳng xã hội”.

Người Hàn đi học lớp nói chuyện điện thoại, người Nhật học cười

Người Hàn đi học lớp nói chuyện điện thoại, người Nhật học cười

Nhiều người sẵn sàng đi đến các lớp tập trung, trả tiền cho chuyên gia để học lại cách học nói chuyện điện thoại, cách cười rạng rỡ sau nhiều năm giấu mặt sau lớp khẩu trang vì đại dịch.

分享到: