- Dự kiến năm 2014,ấtnghiệpnhiềunhưngkhótuyểnlaođộkết quả bóng đá tây ban nha TP.HCM cần 265.000 chỗ làm việc trống, trong đó 130.000 chỗ làm việc mới.
Nhu cầu nhân lực TP.HCM được Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM thông tin.
Năm 2014 nhu cầu tuyển dụng tập của các doanh nghiệp tập trung nhiều vào những ngành nghề Kinh doanh, Dịch vụ - Phục vụ, Y tế - Chăm sóc sức khỏe, Du lịch, Tư vấn – Bảo hiểm, Cơ khí, Xây dựng, Công nghệ thông tin, Điện tử, Điện - Điện công nghiệp - Điện lạnh…
Các ngành cần nguồn nhân lực tương đối đối cao như Thương mại - quản lý 35,08%; Dịch vụ phuc vụ 15,98%; Dệt may - Giày da - Thủ công mỹ nghệ 6,03%; Cơ khí 3,77 %; Điện tử - Công nghệ thông tin 6,81%...
Một số ngành vẫn giữ nhu cầu nhân lực ổn định như như Tài chính - Tín dụng - Ngân hàng - Bảo hiểm khoảng 5,95 % ; Du lịch :2,5% Y tế : 2,15%...
Đặc biệt các ngành giáo dục và khoa học xã hội cần ít nguồn nhân lực, cụ thể ngành Giáo dục - Đào tạo chỉ cần 1.19%; Khoa học xã hội nhân văn 1.61%, Nông lâm thủy sản 0,44%;
Về xu hướng nhu cầu nhân lực theo trình độ chuyên môn: Lực lượng lao động chưa qua đào tạo vẫn là nguồn nhân lực có nhu cầu nhiều nhất (37,29%); Sơ cấp nghề 4,75%; Công nhân kỹ thuật lành nghề 4,47%; Trung cấp (CN-TCN) 26,48%; bậc Cao đẳng (CN-CĐN) khoảng 12,69%; ĐH là 13,68% và trên ĐH chỉ cần 0,64% nhân lực.
Điều đáng nói, mặc dù bậc ĐH có nhu cầu nhân lực không cao nhưng xu hướng học sinh phổ thông muốn học ĐH cao có tỉ lệ cao chiếm 80,74% trong khi học CĐ 12,57% và Trung cấp chỉ 6,69%.
Cũng theo thống kê hiện có khoảng 60% học sinh chọn sai ngành; 5% học sinh hiểu biết về ngành mình chọn học, 20% hiểu một cách tương đối và đến 75% thiếu hiểu biết về ngành mình chọn.
Mỗi năm thành phố có khoảng 80% sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm, 20% rất khó khăn hoặc không tìm được việc tuy nhiên trong tổng số sinh viên có việc làm có đến 50% làm trái ngành nghề.
Một nghịch lý nữa, hiện nay TP.HCM đang rất thừa lao động, tỉ lệ thất nghiệp hơn 5% nhưng nhiều doanh nghiệp lại không tuyển được lao động có nghề mặc dù cơ cấu lao động qua đào tạo ở Việt Nam là 1:3, tức là một SV tốt nghiệp ĐH thì có ba học viên tốt nghiệp trường nghề. Trong khi đó, cơ cấu này ở các nước tiên tiến trong khu vực là 1:10 (1 sinh viên tốt nghiệp đại học có 10 sinh viên tốt nghiệp trường nghề)