Ngày 18/10,ênngànhCNTTcầnlàmgìđểcócơhộichọnviệcchọnsếkết quả nhật bản hôm nay khoa CNTT, trường Đại học công nghiệp Hà Nội phối hợp với tổ chức giáo dục Mindchain Academy đã tổ chức hội thảo chủ đề “Thị trường lao động CNTT: Xu hướng, thách thức và lựa chọn hướng đi”. Trao đổi với gần 500 sinh viên khoa CNTT, Đại học Công nghiệp Hà Nội, chuyên gia công nghệ Nguyễn Bảo Trung đến từ Mindchain Academy đã nhấn mạnh về xu hướng công nghệ mới trong quá trình chuyển đổi số. Theo ông Nguyễn Bảo Trung, các sinh viên trong quá trình học tại trường, đã được trau dồi khối kiến thức cơ bản tốt - Đây chính là nền tảng để các bạn trẻ có thể phát triển khi tiếp cận với những công nghệ mới. Tuy nhiên, nếu chỉ có kiến thức cơ bản thì khi ra trường, mặt bằng giữa các sinh viên sẽ như nhau. Do đó, các sinh viên cũng cần có thêm những lựa chọn và định hướng để theo đuổi, bằng cách học chủ động, tìm hiểu và tích lũy kiến thức. Ví dụ như, tiếp cận với các công nghệ mới Blockchain, AI hay an toàn, an ninh mạng… “Những công nghệ mới áp dụng trực tiếp vào tiến trình chuyển đổi số này đang được quan tâm và thiếu nhân lực, vì thế am hiểu các công nghệ mới này sinh viên sẽ có thể tham gia vào thị trường nhân lực công nghệ cao, đáp ứng được xu hướng mới theo tiêu chuẩn quốc tế”, ông Nguyễn Bảo Trung nhận định. Chia sẻ với các bạn sinh viên về những gì mà bản thân đã trải qua từ những câu chuyện từ thực tế khi học và làm nghề, chuyên gia an toàn bảo mật thông tin Nguyễn Công Hiếu đến từ Viettel Security khẳng định: “Không có con đường trải hoa hồng, muốn có thành công thì các bạn trẻ buộc phải nỗ lực không ngừng”. Từ kinh nghiệm được rút ra từ bản thân mình, chuyên gia Nguyễn Công Hiếu khuyên các sinh viên khi đang học Đại học cần học chắc kiến thức, có lộ trình học tập rõ ràng: “Song song với đó, để tự tạo cơ hội cho bản thân, có cơ hội chọn việc, chọn sếp, chọn mức thu nhập thì các bạn phải thực sự nghiêm túc đầu tư tìm hiểu và chủ động trau dồi thêm kiến thức về ngành học mà bạn cho là sở trường để phát triển nó”. Còn theo chuyên gia Trần Mạnh Trường, đến từ Viện CNTT thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, không phải ai học xong cũng làm thầy, mà vẫn cần thợ. Tuy nhiên, học CNTT, các sinh viên ngành này ra trường không phải là thợ bình thường mà là thợ chất lượng cao, mỗi người sẽ có sở trường riêng. Vì vậy, các bạn sinh viên CNTT có thể bắt đầu làm nghề ở những vị trí vừa với khả năng, sau đó có thể học nâng cấp để đạt được vị trí cao hơn trong mục tiêu của mình. “Các bạn đã được trang bị kiến thức nền tảng tốt để có thể làm việc, nhưng nếu muốn mình có mức thu nhập cao hơn, được chọn công ty để làm thì gợi ý nhỏ là các bạn cần tìm hiểu để bổ sung thêm kiến thức mở rộng như vậy cơ hội sẽ tốt hơn”, ông Trần Mạnh Trường nói. Cũng nằm trong chủ đề của hội thảo, các sinh viên CNTT của Đại học Công nghiệp Hà Nội dành khá nhiều sự quan tâm cho phần chia sẻ của diễn giả đến từ Jellyfish Nhật Bản, ông Cho Hansem, Giám đốc quan hệ khách hàng doanh nghiệp. Thị trường nhân lực ngành CNTT tại Nhật Bản luôn là thị trường nóng với rất nhiều các vị trí tuyển dụng và sinh viên đến từ Việt Nam là một trong những nguồn tài nguyên được đánh giá cao về chất lượng và sự chăm chỉ khi làm việc. Nhấn mạnh các sinh viên CNTT Việt Nam có nhiều cơ hội làm việc tại Nhật, song ông Cho Hansem cũng cho biết, để có thể gia nhập thị trường nhân lực Nhật, ngoài việc trang bị các kiến thức chuyên môn tốt, việc học tiếng Nhật cũng là yếu tố quan trọng để các sinh viên có thể sẵn sàng trở thành kỹ sư CNTT tại đất nước mặt trời mọc. Giám đốc kinh doanh Jellyfish Việt Nam Hoàng Hà Phương bổ sung thêm, các sinh viên CNTT cần xác định sớm mục tiêu làm nghề để có lộ trình học tập phù hợp. Chẳng hạn như, nếu xác định sẽ đi làm việc tại thị trường nước ngoài thì việc học tiếng là điều kiện cần, các sinh viên hãy dành thời gian thực sự cho việc này song song với việc học chuyên môn. Là hoạt động thể hiện sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm tạo ra giá trị kết nối sinh viên và doanh nghiệp, các đơn vị tổ chức hội thảo “Thị trường lao động CNTT: Xu hướng, thách thức và lựa chọn hướng đi”, mong muốn các sinh viên sẽ có được cái nhìn thực tế và khách quan về thị trường nhân lực CNTT, biết thị trường đang cần gì và phải làm thế nào để phù hợp với thị trường, đồng thời có định hướng rõ ràng để có thể thành công với nghề, với con đường đã chọn. Vân Anh |