Cách đây mấy ngày,ốmẹ vợ giàucó nhưngTếtchỉmừngtuổicháunghìnđồlich thi dau bong da anh tay ban nha c1 tôi nhận được tiền thưởng Tết. Tôi đưa cho vợ 30 triệu để sắm sửa. Còn lại, tôi đổi vài cọc tiền 100 – 200 nghìn mới để mừng tuổi các em, các cháu dưới quê.
Vợ thấy tôi chuẩn bị như vậy thì rít lên từng hồi. Cô ấy bảo, tôi quá hoang phí. Mừng tuổi thì chỉ nên mừng mệnh giá nhỏ, khoảng 5 - 10 - 20 nghìn, cùng lắm là 50 nghìn đồng lấy may. “Anh mừng tuổi 100 – 200 nghìn khác nào đi chia tiền trong khi gia đình mình chưa giàu”.
Tôi quắc mắt. Không phải vì tôi gia trưởng, không tôn trọng ý kiến của vợ mà vì vợ tôi không hiểu thế nào là “có đi có lại”.
Bố mẹ tôi sinh được 4 người con: hai con trai, hai con gái. Tôi là út, cũng là người được học hành, đỗ đạt và hiện thoát ly, có công ăn việc làm khá nhất trong nhà.
Ở nhà, các anh chị của tôi đều làm ruộng, ngày nông nhàn thì đi làm công cho một số nhà máy trong khu vực.
Tuy nhiên, các anh chị luôn quan tâm đến gia đình tôi. Tháng nào cũng gửi cho chúng tôi đồ ăn sạch. Khi thì bao gạo, lúc mớ rau, quả trứng, con gà, con vịt…
Ngày Tết, khi tôi chưa kịp mừng tuổi các cháu – con của các anh chị thì anh chị đã mừng tuổi con nhà tôi 100 nghìn.
Vì thế, tôi không thể mừng tuổi các cháu ít hơn.
Nhưng mừng tuổi các cháu bên nội 200 nghìn thì bên nhà ngoại, tôi cũng muốn xử như vậy để vợ không nghĩ tôi phân biệt.
Tính ra, mỗi Tết, tôi cũng chỉ mất 2, 3 triệu mừng cho các cháu ruột nên không tiếc.
Tuy nhiên, bên nhà vợ tôi lại có tư tưởng rất lạ lùng.
Bố mẹ vợ tôi giàu có. Đất đai ông bà nhiều vô kể. Tiền tiết kiệm gửi ngân hàng chắc không dưới 5 tỷ đồng.
Anh trai vợ tôi cũng là chủ một doanh nghiệp. Mỗi tháng anh thu lợi nhuận hàng tỷ đồng. Thế nhưng, đã 3 năm làm rể ở đó, chưa bao giờ tôi thấy bố mẹ vợ hay anh trai vợ mừng tuổi con nhà tôi được 10 nghìn đồng.
Năm nào ông bà ngoại cũng chỉ mừng tuổi 2 nghìn hoặc nhiều nhất là 5 nghìn đồng. Cũng có năm, ông bà ngoại và anh trai vợ còn đùn đẩy nhau chuyện mừng tuổi cháu. Có nghĩa là, ông bà mừng rồi thì anh thôi hoặc anh mừng tuổi cháu thì ông bà thôi.
Điều khiến tôi thấy khó chịu nhất là những câu nói đùa của anh trai vợ.
Tết nào cũng vậy, chỉ cần thấy vợ chồng tôi đến là anh vội vã gọi các con mình ra xếp hàng để nhận tiền mừng tuổi.
Anh còn bảo 3 đứa con của mình là: “Cô chú ấy giàu nên cứ chịu khó mà xếp hàng, năng nhặt chặt bị con ạ”.
Vợ tôi biết tôi khó chịu nhưng cô ấy luôn bênh vực anh trai. Cô ấy bảo, số tiền mừng tuổi chỉ là tượng trưng để lấy may mắn và mang niềm vui cho các cháu ngày Tết. Tôi không nên phung phí.
Nhưng khi tôi hỏi, tôi mừng tuổi cháu nội 200 nghìn còn cháu bên nhà vợ 5 nghìn đồng thì có được không? Vợ tôi lại im lặng.
Ý cô ấy là, bên nội cũng như bên ngoại, tôi chỉ nên mừng tuổi chút ít.
Tuy nhiên, làm sao tôi có thể làm thế. Hơn nữa, tôi cũng không muốn trở thành kẻ chi ly như anh trai vợ. Tôi muốn nhà vợ nhìn vào cách hành xử của tôi để tự thấy xấu hổ.
Tôi nghĩ, giàu có mà keo kiệt quá thì cũng không khiến người khác nể phục.
Tôi làm như vậy có đúng không mọi người? Xin hãy cho tôi lời khuyên. Tôi xin cảm ơn.
Xem thêm video: Khoảnh khắc xúc động: Cặp đôi gần 100 tuổi ôm nhau khóc sau 3 tháng xa cách
Tết Nguyên đán 2021 đang đến gần. Kế hoạch đón Tết của gia đình bạn năm nay có gì khác biệt? Hãy chia sẻ với chúng tôi những câu chuyện, kỷ niệm vui buồn xung quanh Tết của gia đình bạn tại khung bình luận bên dưới hoặc gửi bài về địa chỉ mail: [email protected]. Trân trọng cảm ơn.