Bonheur Malenga,ơiInternetđắtnhưvàngtạichâkết quả giải belarus sinh viên 27 tuổi ngành kỹ thuật tại Congo phải đưa ra một sự lựa chọn khó khăn vào tháng trước: để tiền mua đồ ăn hay gói cước di động. "Tôi rất đói, nhưng không biết mình nên mua gì để ăn hay mua gói cước dùng trong 24h. Tôi tự nhủ nhịn đói một ngày không sao, và cuối cùng mua gói Internet và đi ngủ với cái bụng trống rỗng", Malenga nói với BBC.
Là sinh viên năm cuối, Malenga phải chi tiêu nhiều hơn cho việc nghiên cứu. Nơi anh sống, thủ đô Kinshasa của Congo, người dân dành 26% thu nhập cho mạng dữ liệu di động. Nhiều người bạn của Malenga cũng đứng trước lựa chọn giống anh. Congo là một trong những nước mà dịch vụ di động đắt đỏ nhất, theo nghiên cứu năm 2019 của hiệp hội Internet giá hợp lý. Dịch vụ này định nghĩa "giá hợp lý" là khi người dùng có thể bỏ 2% thu nhập hàng tháng đổi lấy 1 GB dữ liệu di động. Cách Malenga 2.000 km, Eric Kasinga, người đang chuẩn bị trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ cũng từng có một lần muối mặt. Anh phải ra hàng để có Internet nhằm gửi hồ sơ tiến sĩ sang một đại học có tiếng ở Hà Lan. "Internet quá chậm nên tôi mất đến 3 giờ mới có thể gửi hồ sơ", Kasinga kể lại. Trong khi đó, anh chỉ có đủ tiền trả cho 1 giờ. Khi mang câu chuyện kể với chủ quán, Kasinga bị chửi bới vì "Internet không dành cho người nghèo". Anh đã phải để lại đôi giày mới ở tiệm và đi bộ về nhà. "Tôi cảm thấy rất nhục nhã", Kasinga kể lại.
Bộ Thông tin truyền thông Congo thống kê chỉ có khoảng 17% dân số nước này được sử dụng các dịch vụ trực tuyến. Internet tại đây được coi như một thứ xa xỉ. Những nguyên nhân được chỉ ra là công thức tính giá không rõ ràng và tình trạng độc quyền trong khai thác. "Chất lượng đường truyền ở đây quá tệ, tôi thường xuyên phải chuyển đổi giữa mạng của 2 công ty", Vanessa Baya, chủ một công ty marketing chia sẻ. Cô phải mua thêm dữ liệu mỗi lần chuyển đổi, và rất dễ bị vượt dung lượng cho phép. "Khi gửi một bản báo giá cho khách hàng, họ cũng hiếm khi tải về vì sợ sẽ bị hết mất dung lượng Internet", Baya chia sẻ. |