Sau gần 2 năm thực hiện Chương trình số 11-CTr/ HU của Huyện ủy Bàu Bàng về phát triển công nghiệp ổn định,àuBàngHướngđếnpháttriểncôngnghiệpổnđịnhbềnvữbóng đá la liga tây ban nha bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020, khu vực công nghiệp của huyện đã phát triển mạnh mẽ. Nhiều nơi đã trở thành những “đại công trường” với cơ sở hạ tầng khu công nghiệp (KCN) đã và đang được xây dựng hoàn thiện; nhà máy, xí nghiệp mọc lên, góp phần thay đổi diện mạo của một huyện đang trên đà phát triển.
Trong những ngày tháng tư lịch sử, về thăm huyện Bàu Bàng, một địa anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vết tích chiến tranh đã phai mờ theo năm tháng, nhưng hào khí năm xưa đã và đang được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bàu Bàng phát huy mạnh mẽ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bàu Bàng lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra: “Sớm trở thành trung tâm công nghiệp - đô thị của tỉnh”.
Chương trình phát triển công nghiệp ổn định, bền vững giai đoạn 2016-2020 đã tạo đà cho Bàu Bàng phát triển theo đúng định hướng.
Trong ảnh: Một góc KCN Bàu Bàng
Chỉ sau hơn 2 năm thực hiện Chương trình số 11-CTr/ HU, khu vực công nghiệp của Bàu Bàng đã và đang phát triển mạnh mẽ, với hàng loạt công ty, xí nghiệp đang hình thành ngày càng nhiều, giải quyết việc làm cho người lao động địa phương và thúc đẩy nhanh quá trình phát triển đô thị. Người dân ai cũng phấn khởi trước sự phát triển mới của quê hương. Ông Trần Văn Ấn, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Lai Uyên cho biết: “Ngày trước, người dân ở đây muốn làm việc trong các công ty, xí nghiệp phải lên Chơn Thành (tỉnh Bình Phước), về Bến Cát, hay xuôi xuống các địa phương phía nam của tỉnh, thì nay ở Bàu Bàng, việc làm cho người lao động không thiếu. Được làm việc tại địa phương, người dân không phải ở trọ, không lo phải xa nhà…”.
Ông Nguyễn Hữu Chí, Bí thư Huyện ủy Bàu Bàng cho biết để đạt mục tiêu “Sớm trở thành trung tâm công nghiệp - đô thị của tỉnh”, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện đã xây dựng Chương trình phát triển công nghiệp ổn định, bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2016- 2020 với 9 nhóm giải pháp tập trung thực hiện. Đó là rà soát, bổ sung quy hoạch hiện có và xây dựng kế hoạch hàng năm; về vốn đầu tư; công nghệ; đất đai; phát triển cơ sở hạ tầng; nguồn nhân lực; phát triển thị trường; bảo vệ môi trường và cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư... Gần 2 năm qua, chương trình đột phá này đang được Đảng bộ và nhân dân huyện Bàu Bàng thực hiện quyết liệt. Điểm nhấn quan trọng chính là Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - CTCP Becamex IDC tiếp tục đầu tư xây dựng KCN - Đô thị Bàu Bàng mở rộng với diện tích 1.000 ha theo điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Bình Dương đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28-1-2016. Với việc mở rộng diện tích, đã nâng quy mô diện tích của KCN - Đô thị Bàu Bàng lên tới trên 3.200 ha. Đây là cú hích thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển mạnh mẽ hơn, sớm đưa Bàu Bàng trở thành một trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh.
Trên cơ sở đẩy mạnh phát triển công nghiệp, cơ cấu kinh tế của huyện Bàu Bàng đang chuyển dịch mạnh mẽ từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Trong giai đoạn 2015-2017, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân đạt gần 17%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân trên 23%; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 5,4%. Cũng theo ông Nguyễn Hữu Chí, để phát trển công nghiệp ổn định và bền vững, huyện đã định hướng phát triển công nghiệp tập trung vào các ngành công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm thuộc các lĩnh vực sản xuất thiết bị điện, điện tử - công nghệ thông tin, chế biến lương thực - thực phẩm, cơ khí, hóa chất, cao su, sản xuất các sản phẩm từ kim loại... Đặc biệt là chú trọng phát triển các ngành công nghiệp tiêu dùng, chế biến sản phẩm từ các nguyên liệu cao su, sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi trong, ngoài địa phương; kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển vùng nguyên liệu và phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới; tạo điều kiện phát triển các ngành dịch vụ và thương mại liên quan, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động; khuyến khích đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật kinh tế, văn hóa và xã hội trong và ngoài KCN.
Ông Nguyễn Hữu Chí cũng cho biết thêm, để thực hiện thành công Chương trình số 11- CTr/HU, huyện đã nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu ngành công nghiệp địa phương gắn với việc phát triển các loại hình doanh nghiệp và kinh tế tập thể… Trong đó, huyện ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế gắn với vùng nguyên liệu như công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp vật liệu xây dựng; đặc biệt là các dự án chế biến rau, sữa, thịt để ổn định và phát triển nguồn nguyên liệu, tạo động lực thúc đẩy nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển, đưa công nghiệp thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn có tính đột phá nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện và khu vực; góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển công nghiệp - đô thị làm động lực phát triển thương mại - dịch vụ, nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Bàu Bàng đang trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là một hiện thực sinh động của vùng đất từng đi qua chiến tranh với những mất mát, đau thương và với những chiến thắng oai hùng. Bằng sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân, Bàu Bàng sẽ trở thành một trung tâm công nghiệp - đô thị của tỉnh trong tương lai không xa.
Thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp ổn định, bền vững giai đoạn 2016-2020, huyện Bàu Bàng đã phối hợp, hỗ trợ Becamex IDC tiếp tục đầu tư xây dựng KCN Bàu Bàng mở rộng với diện tích 1.000 ha trên địa bàn 2 xã Lai Uyên, Cây Trường II và xã Long Tân (huyện Dầu Tiếng); nâng quy mô diện tích của KCN - Đô thị Bàu Bàng lên trên 3.200 ha. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có KCN Tân Bình 352,5 ha (phần thuộc huyện 95,18 ha). Huyện cũng đang tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng KCN Cây Trường (700 ha), KCN Lai Hưng (600 ha)... Dự kiến đến năm 2020, khi KCN Cây Trường, KCN Lai Hưng, KCN Tân Bình mở rộng khởi công đi vào hoạt động, diện tích đất công nghiệp trên địa bàn sẽ phát triển lên 3.342 ha.