Mối lo ngại khi nhu cầu dữ liệu ngày càng gia tăng
Cũng theo Gartner,âmdữliệu–Đầutưbanđầutiếtkiệmvềket qua bóng đá trực tuyến tới năm 2019, dung lượng dữ liệu cần dùng đó sẽ cán mức 89 triệu terabytes. Cứ mỗi 2 năm dung lượng kỹ thuật số lại tăng gấp đôi và từ năm 2013 đến 2020 sẽ tăng gấp 10 lần – từ 4,4 nghìn tỷ gigabytes lên đến 44 nghìn tỷ gigabytes. Ngày mà với Big Data, các trung tâm y tế có thể dự báo bạn đang có nguy cơ về sức khỏe nào đó. Hay với IoT, tủ lạnh nhà bạn sẽ đề nghị bạn nên dừng ăn món nào, cùng với đó thiết bị di động có thể lựa chọn cũng như sắp xếp lịch khám bệnh cho bạn sẽ không còn xa nữa. Cứ thử tưởng tượng với hàng loạt nhiệm vụ quan trọng và thông tin trao đổi như thế, các TTDL và hệ thống băng thông cần phải mở rộng đến cỡ nào mới có thể đáp ứng được. Gartner ước tính dữ liệu sẽ tăng 800% về dung lượng trong 5 năm tới và trong số đó, có tới 80% là dữ liệu phi cấu trúc. Đây là loại dữ liệu đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật IT và tài nguyên phần cứng.
Trong bối cảnh này, các TTDL kiểu cũ với cách xây dựng và bố trí hạ tầng có phần tùy tiện, không đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về nhiệt độ, kết nối, cùng các công cụ quản lý và phân tích không đáp ứng nổi các nhu cầu mới sẽ là thảm họa cho các doanh nghiệp khi sự cố xảy ra. Việc trao dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp cho một bên thứ 3 cũng là điều khiến các CIO cân nhắc khi mỗi byte dữ liệu có thể quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.
Với các TTDL lớn để cho thuê, nỗi đau đầu của các nhà quản lý TTDL đến từ việc nếu chẳng may sự cố xảy ra trong việc trao đổi, kết nối thông tin có thể để lại thiệt hại vô cùng lớn cho họ và cả khách hàng, đó là chưa kể để xây dựng một thiết kế có khả năng tùy biến cao, dễ dàng mở rộng về độ lớn và tốc độ là điều không dễ dàng. Amazon, một trong những trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới đã gặp sự cố mới đây khi TTDL của họ đã không thể truy xuất và trao đổi thông tin khách hàng, dẫn đến việc chậm trễ trong giao hàng, gây mất lòng tin nơi khách hàng.
Lên kế hoạch và thiết kế TTDL hiện đại
Một TTDL xây dựng theo phương cách nghiệp dư vốn đã là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp do giá thành rẻ, thế nhưng các vấn đề về việc kéo quá dài thời gian xây dựng, khiến mất thời cơ vàng cho việc triển khai dịch vụ hay hoạt động, kinh phí dự trù đã bị vượt quá nhiều lần, kéo theo đó là các sự cố hay hư hỏng xảy đến khiến thiệt hại tăng lên nhiều lần. Rõ ràng, từ ý định thiếu chuyên nghiệp ban đầu, các doanh nghiệp đã phải chi trả số tiền nhiều hơn dự kiến cho một TTDL thứ cấp. Thực tế, việc xây dựng một TTDL đáp ứng đúng nhu cầu hiện tại và có khả năng được mở rộng trong tương lai không hề tốn kém quá nhiều như các doanh nghiệp thường nghĩ. Cẩm nang hướng dẫn thực tiễn lên kế hoạch và thiết kế TTDL của Schneider Electric được giới thiệu lần này sẽ trình bày điều đó một cách dễ hiểu và chi tiết. Một TTDL tiết kiệm, dễ mở rộng quy mô, an toàn và đáp ứng mọi nhu cầu có thể dễ dàng được xây dựng theo cách đó.