Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa giao Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia rà soát,ếnđườnghuyếtmạchcóhệthốngđiềuhànhquảnlýthôđội hình stade de reims gặp psg hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chiến lược bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phê duyệt trong tháng 11/2021 để triển khai đồng bộ trên toàn quốc. | Các tuyến đường huyết mạch sẽ có hệ thống quản lý thông minh |
Hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chiến lược bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045, Phó Thủ tướng cũng đồng ý Bộ Giao thông vận tải tiếp tục nghiên cứu, đề xuất thành lập Ban Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là phải thực hiện đồng bộ 5 trụ cột về an toàn giao thông đường bộ (gồm: Quản lý nhà nước, kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông, người tham gia giao thông và ứng phó sau tai nạn giao thông) theo hướng tiếp cận hệ thống an toàn giao thông hiện đại, bảo đảm hoạt động giao thông đường bộ an toàn, thông suốt, thuận tiện, hiệu quả, thân thiện môi trường, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Ngoài ra, phải ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để đổi mới căn bản, toàn diện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo định hướng phát triển kinh tế số, xã hội số của đất nước. Trong giai đoạn 2021-2030, mục tiêu đặt ra là xóa bỏ kịp thời các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên hệ thống đường bộ; bảo đảm 100% các tuyến đường bộ xây dựng mới; 100% các tuyến quốc lộ, đường tỉnh (từ cấp III trở lên) xây dựng mới và 75% chiều dài mạng quốc lộ đang khai thác đạt mức độ an toàn giao thông từ 3 sao trở lên theo tiêu chuẩn của Chương trình đánh giá an toàn giao thông đường bộ toàn cầu. 100% các tuyến đường bộ cao tốc, các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ huyết mạch có triển khai lắp đặt các hệ thống quản lý, điều hành giao thông thông minh; hình thành các trung tâm tích hợp quản lý, điều hành giao thông đô thị thông minh tại các thành phố trực thuộc Trung ương và địa phương có nhu cầu…. Duy Vũ Phát triển đô thị thông minh phải gắn kết chặt với quá trình chuyển đổi số địa phươngTheo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, trong bối cảnh Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia, phát triển đô thị thông minh chính là chuyển đổi số trong đô thị đó. Thành phố thông minh không thể tách rời quá trình chuyển đổi số địa phương. |