当前位置:首页 > Cúp C2

Không học tiền tiểu học con tôi thành học sinh kém nhất lớp_bảng xếp hạng anh b

Từng có con vào lớp 1 năm ngoái,ônghọctiềntiểuhọccontôithànhhọcsinhkémnhấtlớbảng xếp hạng anh b chị Lê Thị Nhung (Hà Nội) cho biết chị cũng từng phản đối và quyết định không cho con học tiền tiểu học. Theo đó, chị tự hướng dẫn con học tại nhà. Ngoài ra, chị cho con theo các lớp học vẽ, học võ theo sở thích cá nhân.

Phụ huynh cho con học theo sở thích, không học tiền lớp 1. Ảnh: Hoàng Thanh

Tuy nhiên khi vào lớp 1, học chương trình giáo dục phổ thông mới, chị Nhung thấy quyết định của mình sai lầm khi hai mẹ con phải vất vả từng ngày để bắt kịp chương trình trên lớp.

"Tôi vô cùng bất ngờ khi nhiều bạn trong lớp con đọc thông viết thạo ngay từ những ngày đầu lớp 1. Trong khi đó, con tôi bảng chữ cái còn chưa nhớ rõ. Cháu trở thành hiện tượng bất thường ở lớp.

Cả lớp chỉ có con và một bạn nữa không tham gia học tiền tiểu học nên khi đa số các bạn cùng lớp đọc thông viết thạo, 2 bé vẫn chưa biết đọc, ghép vần và con là một trong hai học sinh học kém nhất lớp". 

Theo chị Nhung, đó là khoảng thời gian kinh khủng nhất của chị. Cô giáo chủ nhiệm thường xuyên nhắc chị phải kèm con thêm, hai mẹ con ngày nào cũng “vần” nhau đến 22h nhưng kết quả học kỳ I của con vô cùng tệ. 

Cuối cùng, chị phải mời gia sư về dạy kèm con. Ngoài ra, có thời gian rảnh, chị lại cùng con học. Gần hết năm lớp 1, con chị mới bắt kịp các bạn.

Nữ phụ huynh này cho biết sau trải nghiệm của chính gia đình, nếu ai hỏi có nên cho con học tiền tiểu học hay không chị đều khuyên có.

Lớp tiền tiểu học tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội)

Cùng chung tâm lý đó, nhiều phụ huynh sốt sắng cho con đi học ngay từ khi mùa hè vừa bắt đầu. Những ngày giữa tháng 5, trên các diễn đàn cha mẹ có con học tiểu học, các bài viết xin địa chỉ dạy kèm chữ, toán cho con sắp vào lớp 1 xuất hiện ngày càng nhiều. 

Cũng trên những hội nhóm này, nhiều phụ huynh nhận định: "Giờ mới tìm cô dạy tiền tiểu học cho con là quá muộn. Có những phụ huynh đã có con tham gia lớp này cách đây 1-2 tháng, thậm chí còn tham gia lớp tiền tiểu học từ sau Tết".

Theo một giáo viêntiểu học tại Hà Nội, nếu cha mẹ không có thời gian kèm con, cảm thấy con học ở mầm non không đủ, việc cho con tham gia các lớp tiền tiểu học phù hợp với năng lực của con là hợp lý.

Nhưng học tiền tiểu học chỉ dừng lại ở việc cho con làm quen, ôn lại những gì đã học ở mầm non, không nên cho con học trước chương trình, điều này sẽ làm nảy sinh tâm lý chủ quan ở trẻ và khiến bài học không còn hấp dẫn.

Cũng theo nữ giáo viên này, ngoài việc chuẩn bị cho con kiến thức như nhận biết bảng chữ cái, làm phép tính đơn giản, bố mẹ cũng nên chuẩn bị cho con một tâm thế tốt vì học lớp 1 khác rất nhiều so với bậc mầm non. 

“Khi chuyển từ bậc mầm non sang tiểu học, đa số trẻ có tâm lý lo lắng, bỡ ngỡ nên việc bố mẹ chuẩn bị tâm lý thoải mái cho trẻ vô cùng quan trọng. Khi tâm lý vững vàng, trẻ sẽ vui vẻ, sẵn sàng hòa nhập với môi trường mới, háo hức với những bài học đầu tiên ở lớp 1”, cô giáo này cho hay.

Theo bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng phòng GD-ĐT quận Hà Đông (Hà Nội), phụ huynh không nên cho con học trước chương trình.

Chia sẻ câu chuyện của chính gia đình mình, bà Hằng cho biết con bà khi vào lớp 1 cũng không học trước chương trình. Từ những trải nghiệm của một người mẹ, một nhà quản lý giáo dục, bà Hằng nhận thấy có những học sinh học trước chương trình vài tháng nhưng học ở lớp trẻ không học trước chỉ tầm 7-8 tuần, trình độ các con đã ngang nhau. 

Bà Hằng khuyên phụ huynh không nên nóng lòng cho con học trước vì với lớp 1, bắt đầu năm học mới, cô giáo và học sinh có 2 tuần để ôn lại bảng chữ cái cũng như kiến thức mầm non để sẵn sàng vào chương trình mới lớp 1.

Đại diện Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) cũng cho rằng học sinh học tiền tiểu học trong đó có dạy trước chương trình sẽ gây khó khăn trong việc tổ chức dạy học lớp 1. Vị này cho hay, việc trẻ được học trước sẽ tạo nên tâm lý chủ quan, không còn hứng thú với bài học mới được cô giáo giảng trên lớp khi vào học chính thức ở lớp 1.
Dạy, học thêm tiểu học: Vì lợi ích người lớn, không vì học trò

Dạy, học thêm tiểu học: Vì lợi ích người lớn, không vì học trò

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng những ý kiến ủng hộ việc dạy thêm học thêm ở tiểu học là xuất phát từ lợi ích của người lớn chứ không vì quyền lợi học trò.

分享到: