-Đầu tư lớn hệ thống UMRT để chạy nhanh chở nhiều: chưa chắc giảm tắc nghẽn giao thông nhanh. Khuyến khích giao thông phi cơ giới: chậm nhưng thông suốt,ôngHàNộiPhépthầnnàođểcảithiệngiaothôngđôthịkết quả league cup thông suốt sẽ nhanh hơn.
Giao thông công cộng tại Hà Nội, TP.HCM và các thành phố ASEAN
Năm 2007, Chương trình phát triển đô thị tổng thể Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (HAIDEP) đề xuất tới 2020, Hà Nội có 5 tuyến UMRT (GTCC trong đô thị vận chuyển nhanh khối lượng lớn ) + 600 Km đường mới, khái toán 25 tỷ USD... phần lớn nội dung này đã lỗi hẹn. TP. HCM có tiến độ nhanh hơn, công bố viễn cảnh toàn hệ thống có tổng đầu tư tới 25 tỷ USD. Tuy vậy tuyến ĐSĐT số 1 triển khai nhanh nhất đang tạm dừng do thiếu nguồn chi trả.
Đối mặt với vấn nạn tắc nghẽn giao thông, nhiều ý kiến cho rằng cần phát triển GTCC, đặc biệt UMRT. Tất nhiên trong thành phố lớn không thể thiếu hệ thống GTCC – đó là điều kiện cần mà chưa đủ, vì các thành phố đã có GTCC, số lượng sử dụng cao, nhưng tắc nghẽn giao thông vẫn trầm trọng.
Năm 1984, Manila ( Philipines) là thành phố đầu tiên của ASEAN có tuyến đường sắt trên cao (LRT). Đến nay, Manila đã có 3 tuyến LRT vận hành. Tp có 13 triệu người,70% cuộc di chuyển bằng GTCC, trong đó 3 tuyến LRT chỉ chiếm 10%. Số còn lại (60%) do Jeepny đảm trách với hàng chục triệu hành khách mỗi ngày. Ngày nay, Manila tắc nghẽn 3-4 tiếng/ngày.
Năm 2017, Hà Nội đã vận hành tuyến BRT đầu tiên, dài 14,7km, sau 3 tháng, với 20 đầu xe chở gần 1 triệu người. Jakarta (Indonesia) đã có BRT từ 2004. Năm 2016 có 12 tuyến chính, dài hơn 200km. Với 1.056 đầu xe đã chuyên chở 124 triệu hành khách. Thành phố 10 triệu dân, có 56% chuyến đi trong Tp sử dụng GTCC nhưng Jakarta vẫn là thành phố tắc nghẽn nhất nhì châu Á với thời gian tắc nghẽn 6-8 tiếng/ngày.
Bangkok (Thailand) có hệ thống GTCC mơ ước với 2 tuyến MRT; 2 tuyến LRT; 5 tuyến BRT và taxi, xe bus trên bộ và đường sông. Tuy vậy chỉ có 40% chuyến đi sử dụng GTCC (mặc dù vé được trợ giá ). Tp 17 triệu dân đi lại đang là Tp tắc nghẽn nhất châu Á năm 2016 . Người Bangkok lạc quan cho rằng “Tp tắc nghẽn một lần mỗi ngày, thời gian tắc nghẽn là cả ngày”.
Hà Nội và TP.HCM có hệ thống GTCC đáp ứng < 10% chuyến đi lại hàng ngày. Tắc đường thì ai cũng nhận ra nhưng không có thống kê cụ thể, có ý kiến cho rằng không có tắc nghẽn vì trên đường xe cộ vẫn nhúc nhích.
Sáng kiến nào để thành phố thoát khỏi nạn tắc nghẽn giao thông?
Có nhiều nguyên nhân gây tắc nghẽn giao thông, nhưng đường xá phát triển chậm hơn phương tiện ai cũng nhận ra. Manila tắc nghẽn từ thập kỷ 1970’ do khuyến khích nhập khẩu , sở hữu ô tô cũ có giá từ 2.000- 3.000 USD/ chiếc. Hiện có hơn 2 triệu ô tô và 0,5 triệu Jeepny, xe máy đăng ký lưu hành.
Jakarta lại thất thủ bởi chính sách “đổi xe cũ lấy xe mới giá rẻ”, Tp có 3,5 triệu ô tô riêng và tiếp tục tăng. Bangkok, 6 triệu dân nhưng có 8,9 triệu xe. Đây là kết quả từ chính sách “chiếc xe đầu tiên” của Chính phủ từ 2011: tạo điều kiện cho tất cả những người thu nhập thấp, mới ra trường có thể sở hữu ôtô. Hà Nội cũng có hơn 0,5 triệu ô tô và hơn 5 triệu xe máy, TP.HCM có số lượng gần gấp đôi. Có ý kiến cho rằng nguyên nhân ách tắc do xe máy, nhưng theo TS.Khuất Việt Hùng – Phó ban ATGT cho biết: khảo sát tại Hà Nội và TP.HCM năm 2011: ô tô chiếm khoảng 8%, còn lại là xe máy. Trên đường, diện tích chiếm dụng động ở các trục đường lớn, ô tô chiếm 55%. Tại các bãi đỗ xe công cộng, ô tô chiếm trên 65%. Tắc nghẽn bởi ô tô hay xe máy tiếp tục tranh cãi , nhưng các thành phố cần có những cách tiếp cận mới nhằm cải thiện giao thông đô thị.
Chỉ cần sơn lên nền đường: trẻ em đã đi bộ trong khu vực sơn, xe máy tự giảm tốc độ Tại vị trí ngõ hẹp nhưng các xe máy vẫn đi trong làn đường, không đi lấn vào lối đi bộ |
Manila không tìm ra nguồn lực để mở rộng mạng lưới LRT, nhưng đã nâng cấp hệ thống thông tin chỉ dẫn giao thông và hoán cải các xe jeepny bằng các loại xe điện, LPG thay vì chạy dầu, hoặc các ô tô mới hơn xe jeep cũ nát.
Jakarta đã phổ biến ứng dụng trên điện thoại di động để gọi xe ôm hay giao hàng của Go-Jek , bình quân 340 nghìn chuyến/ngày (lớn hơn công suất của 12 tuyến BRT). Tuy vậy, có ý kiến cho rằng phổ cập xe máy của Go-Jek đồng nghĩa với việc bóp chết hệ thống xe BUS và BRT.
Hà Nội đang thử nghiệm quản lý bãi đỗ xe bằng cách thu phí tự động qua điện thoại. Việc khoán xe công cho cán bộ công chức và tăng cường quản lý vỉa hè lòng đường cũng sẽ đem lại kết quả cao. Quản lý giao thông tĩnh tốt sẽ điều tiết giao thông động hiệu quả. Hà Nội và TP. HCM cũng đang thực nghiệm mở rộng các không gian đi bộ và dịch vụ xe đạp công cộng, đây là hướng đi tích cực và rất tân tiến, sáng tạo.
Xin giới thiệu một giải pháp chi phí thấp nhưng tạo môi trường giao thông an toàn cho người đi bộ và xe máy, thực nghiệm trong ngõ 342 đường Khương Đình, phường Hạ Đình quận Thanh Xuân Hà Nội.
Không chỉ trẻ em, người lớn cũng đi bộ trong vạch sơn và xe máy đi bên ngoài vạch, giảm tốc độ tại các khúc quanh trong ngõ Biển báo trình bày theo quy định ký hiệu đường bộ;Treo tại vị trí dễ thấy, dễ nhìn. |
KTSTrần Huy Ánh
1h55 ngày 3/5/2017