Bằng nỗ lực không ngừng nghỉ,ữnghiệutrưởngcũtrênconđườnghỗtrợgiáodụthanh hoá vs viettel giờ đây “Nhóm hỗ trợ của các hiệu trưởng cũ” đã trở nên nổi tiếng khắp Bắc Kinh và Hà Bắc.
Trong 5 năm qua, họ đã bỏ qua rất nhiều lời mời làm việc hấp dẫn, mức lương 'khủng' của các doanh nghiệp tư nhân, trường tư; thậm chí còn tạm gác lại khoảng thời gian nghỉ hưu đầm ấm và hạnh phúc bên gia đình. Các thầy cô vẫn giữ cho mình ngọn lửa khát khao cháy bỏng với nghề, quyết tâm mang con chữ đến các điểm trường ở huyện Phù Dung, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc).
Cuộc sống thường ngày của họ rất khó khăn, thường xuyên phải ăn mì tôm, tắm nước lạnh, làm việc và ngủ tại văn phòng chật chội, thiếu thốn. Tuy nhiên, họ vẫn vui vẻ, truyền lại kinh nghiệm cho các giáo viên ở địa phương và giúp đỡ các học sinh khó khăn.
Từ bỏ mức thu nhập “một triệu NDT”
“Những đứa trẻ ngồi trên những chiếc ghế dài nhỏ, thô sơ, bảng đen mục nát, lớp học chật chội...”, Thầy Đào Nhiên Đình (65 tuổi) kể lại những ấn tượng đầu tiên khi đến đây.
“Sau khi nghỉ hưu, tôi nhận được rất nhiều lời mời làm việc với mức lương lên tới cả triệu nhân dân tệ một năm (khoảng 3,5 tỷ đồng). Tuy nhiên, tôi đã từ chối tất cả để đến huyện Phù Dung tiếp tục làm hiệu trưởng. Hiện tại, tôi đã công tác tại trường tiểu học Bán Câu được 5 năm rồi”, Thầy Lưu Kiến Văn chia sẻ.
Theo thầy kể của thầy Lưu, thời điểm ban đầu, cơ sở vật chất và điều kiện ở đây vô cùng nghèo nàn, không có đủ phòng học cho các em học sinh, văn phòng làm việc cũng chính là kí túc xá cho các giáo viên làm việc và sinh hoạt. Vì là vùng núi nên mùa đông ở đây rất lạnh, học sinh đến trường rất khó khăn. Còn đêm hè lại nóng bức, khó chịu.
Trường tiểu học Bán Câu nằm trên núi, cách khá xa trung tâm thành phố. Vì vậy, không có cửa hàng nào gần đó. Hai năm đầu tiên, thầy Lưu gần như không ăn sáng tại trường, luôn để bụng đói dạy học. Biết điều đó, thỉnh thoảng một số giáo viên địa phương đã chuẩn bị bữa sáng cho thầy.
Tuy nhiên, vì không muốn làm phiền mọi người nên thầy đã mua sẵn rất nhiều mì gói.
Ngoài thầy Lưu, còn rất nhiều thầy cô như: Mạnh Nghinh Xuân - cựu hiệu trưởng của trường Tiểu học Ngân Hà, cô Cổ Thu Huệ - cựu hiệu trưởng của trường Tiểu học trực thuộc Đại học Xây dựng Bắc Kinh. Tất cả họ đều từ bỏ những công việc có thể tích lũy hàng triệu nhân dân tệ hàng năm.
Cải thiện chất lượng giáo dục nông thôn, miền núi
Vì sao những cựu hiệu trưởng của các trường danh tiếng lại sẵn sàng từ bỏ thu nhập cao, đãi ngộ hậu hĩnh để về vùng núi nghèo?
Thầy Nguyễn Bỉnh Cương, nguyên chủ nhiệm chi nhánh Tuyên Vũ của Học viện Giáo dục Bắc Kinh chia sẻ: “Chúng tôi coi sự nghiệp giáo dục là trách nhiệm cả đời của chính mình. Có thể mang đến những tiết học ý nghĩa, chất lượng cho các em học sinh miền núi; hướng dẫn, truyền đạt lại kinh nghiệm cho các giáo viên ở đây quan trọng, ý nghĩa hơn rất nhiều với mức thu nhập kia”.
“Các trường học ở đây thiếu giáo viên chuyên nghiệp, đặc biệt là các giáo viên dạy nghệ thuật, âm nhạc... Vì thế từ khi về đây công tác tôi đã tự học vẽ tranh, làm gốm, các môn nghệ thuật để đứng lớp dạy các em”, Thầy Lưu nói.
Cho đến nay, với sự giúp đỡ của các hiệu trưởng cũ ở Bắc Kinh, rất nhiều trường tiểu học ở vùng núi nghèo đã có thể dạy đầy đủ các môn học. Ngoài ra, họ còn bỏ ra hàng chục nghìn nhân dân tệ để mua đồ dùng học tập, sách vở, tạo điều kiện cho các em học sinh đến trường.
Ngoài việc chia sẻ kinh nghiệm cho các giáo viên địa phương, các cựu hiệu trưởng đã giới thiệu và tạo điều kiện cho các giáo viên ở đây tham quan, giảng dạy tại Bắc Kinh, tham dự các lớp đào tạo.
Theo thống kê, tính đến năm 2019, 16 cựu hiệu trưởng đã giúp địa phương đào tạo hơn 230 giáo viên cốt cán xuất sắc từ cấp quận trở lên. Trường tiểu học Bán Câu ngày nay đã được xây mới, cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang... Trong các phòng học cũng được trang bị hệ thống sưởi và điều hòa không khí.
Đỗ Nhung(Theo Xinhuanet)
Với bản lý lịch khoa học khá ấn tượng, TS Trương Đình Thăng khiến nhiều người ngỡ ngàng khi biết nơi công tác của anh hiện nay là Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)