>> VNPT không được sở hữu hai mạng di động >> Kịch bản nào cho VNPT Chương trình được tường thuật trực tiếp trên kênh VTC2 và VTC HD9 của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC,óngchuyệncổphầnsápnhậptrongviễnthôkèo bóng đá thế giới đồng thời được tiến hành trực tuyến trên ICTnews, VTC News, VietNamNet, VnMedia và trang tin điện tử của Bộ TT&TT (mic.gov.vn). Khách mời của chương trình bao gồm: Ông Phạm Hồng Hải – Vụ trưởng Vụ Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông. Ông Phan Hoàng Đức - Phó tổng giám đốc Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT). Ông Phạm Anh Chiến - Phó tổng giám đốc Công ty Đông Dương Telecom. Sau đây là nội dung chương trình: BTV Ngọc Hân:Chúng ta sẽ bắt đầu chương trình NVSKTTTT tháng 4/2011 với câu hỏi đầu tiên dành cho cả ba vị khách mời, các ông có những đánh giá như thế nào về những biến động của thị trường viễn thông Việt Nam trong thời gian qua? Ông Phạm Hồng Hải:Tôi cho rằng, quá trình mở cửa cạnh tranh mới bắt đầu và Luật Viễn thông cho phép thông qua những hoạt động cạnh tranh đó. Ông Phan Hoàng Đức:Trước hết, tôi nghĩ một thị trường viễn thông luôn sôi động và biến động rất là tốt, đây là một môi trường cạnh tranh. Việc ra đời nghị định 25 của Chính phủ (Nghị định Số: 25/2011/NĐ-CP ban hành ngày 6/4/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông – PV) là sự tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với ngành viễn thông chúng tôi là tập đoàn kinh tế vẫn tham gia thị trường này, khi nhà nước ban hành luật chúng tôi có trách nhiệm triển khai, nhưng không phải là một sự lo âu trên đống lửa.
Hoàng Hải, Nam – 22 tuổi: Có phải sắp tới VNPT sẽ không được sở hữu hai nhà mạng Vinaphone và Mobifone nữa hay không? Ông Phan Hoàng Đức:Chúng tôi nghĩ rằng nghị định 25 là nghị định do Chính phủ triển khai để quản lý với thị trường viễn không, chắc chắn đối với VNPT là một doanh nghiệp Nhà Nước, việc triển khai và thực hiện nghị định này sẽ rất là nghiêm túc. Chúng tôi đang chờ thông tư hướng dẫn của Bộ quản lý là Bộ Thông tin - Truyền Thông, sau khi có hướng dẫn của Bộ thì chúng tôi sẽ triển khai từng bước rất là nghiêm túc. BTV Ngọc Hân:Tại sao nghị định 25 được ban hành vào thời điểm này, thưa ông? Ông Phạm Hồng Hải: Nghị định 25 chỉ là hướng dẫn sở hữu luật viễn thông. Một trong những nội dung của nghị định này chính là đưa ra tỷ lệ sở hữu chéo là 20%. Lý do để đưa ra nghị định này là nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông. Được áp dụng cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Quy định giảm tỷ lệ sở hữu chéo để tăng tính cạnh tranh minh bạch, công bằng giữa các doanh nghiệp. Tuyết Lan, 23:Giả sử như có sự chia tách hay sáp nhập của VNPT thì phần còn lại của thị trường viễn thông sẽ chịu tác động như thế nào? Phạm Anh Chiến: Tôi cho rằng vấn đề sáp nhập hay chia cắt là xu thế tất yếu. Đặc biệt với VN đây là dấu hiệu tốt cho thị trường VN. Vì sau sáp nhập hay chia cắt sẽ dẫn đến những chiến lược mới, tầm nhìn mới mà người tiêu dùng sẽ hưởng lợi. Khi đó sẽ tạo nên nhiều hứng khởi cho các nhà mạng mới tham gia thị trường. Ngoài ra, 1 nhà mạng lớn tham gia thì mối quan tâm của người sử dụng là các bước tiếp theo của nhà mạng sẽ làm gì? Đối với cá nhân: tôi trông chờ nó sẽ tạo ra hướng đi mới cho viễn thông VN. Phạm Hùng, Nam - 26:Tôi được biết, từ ngày 1/6/2011 VNPT sẽ bắt buộc phải chọn lựa một trong hai phương án là sáp nhập hai nhà mạng Vinaphone và Mobifone hoặc sẽ cổ phần hóa một trong hai mạng. Chỉ còn hơn một tháng nữa, VNPT đã chuẩn bị gì cho việc này? Chủ trương cổ phần hóa Mobifone đã có từ năm 2005. Tuy nhiên tới tận bây giờ vẫn chưa được VNPT thực hiện. Phải chăng VNPT đang cố tình níu giữ để hưởng doanh thu? Ông Phan Hoàng Đức:Việc triển khai theo luật, phải có các bước thực hiện, khi 1/6 nghị định có hiệu lực thì chắc chắn bộ sẽ có thông tư hướng dẫn cụ thể, nhưng tôi nghĩ rằng thời điểm 1/6 chưa phải thời điểm chốt để quyết định mọi vấn đề. Còn vấn đề thứ hai tôi xin trả lời, đối với Tập đoàn kinh tế Nhà Nước, chủ sở hữu là Nhà Nước, VNPT được Nhà Nước ủy quyền để quản lý vốn, Mobifone và Vinaphone là doanh nghiệp của Nhà Nước và đều được chủ trương cổ phần hóa. Tôi xin chia sẻ là Nhà nước vừa có quyết định thành lập ban chỉ đạo cổ phần hóa của Mobifone, chứ không phải quyền quyết định của VNPT. Tiến trình đang được triển khai, Mobifone là một doanh nghiệp có giá trị doanh nghiệp rất lớn, đây là giá trị của Nhà nước nên nhà Nước hết sức thận trọng trong quá trình chỉ đạo tiến trình cổ phần hóa của Mobifone. |