Được đề xuất trong một báo cáo năm 2017 của Liên minh châu Âu,ươnglaicũngsẽcóthểkiệnvàbịkiệbong da du doan hình thức pháp nhân này của robot sẽ không cung cấp cho robot những "quyền và nghĩa vụ" giống như con người - robot sẽ không kết hôn, không mua nhà, không nuôi con. Nhưng robot sẽ có thể kiện và bị kiện, với những tư cách pháp nhân giống như một công ty. Những người ủng hộ nói rằng ý tưởng này là … chuyện bình thường, cần tạo ra một cơ cấu pháp lý khả thi vì các thực thể robot này ngày càng thông minh hơn và hòa nhập hơn vào cuộc sống hàng ngày của con người. Nhưng không phải ai cũng đồng ý. Ít nhất 156 chuyên gia về trí tuệ nhân tạo đã cảnh báo Ủy ban châu Âu rằng đề xuất này rất tồi tệ, từ quan điểm "luật pháp và đạo đức". Theo những người phản đối, động thái này đơn giản chỉ là chuyển quả bóng trách nhiệm từ nhà sản xuất robot sang chính con robot, chẳng hạn như trong trường hợp người sử dụng robot dùng quá nhiều lực lên bệnh nhân và khiến tay bệnh nhân bị gãy. "Đề xuất này của Nghị viện châu Âu sẽ khiến các nhà sản xuất đùn đẩy trách nhiệm của mình", Noel Sharkey, giáo sư danh dự về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và robot, nói. Nhưng có vẻ như các tác giả của báo cáo đã xem xét khả năng này. Theo The Verge, các tác giả báo cáo gợi ý EU thiết lập một nền tảng luật pháp, trong đó con người chỉ cần thiết lập "mối liên hệ nhân quả giữa hành vi gây hại của robot và thiệt hại nó gây ra"để nhà sản xuất bồi thường. Điều này có nghĩa là các nạn nhân của tội-phạm-robot sẽ được xử lý công bằng dù robot hoạt động ra sao, do đó nhà sản xuất không thể trả lời bằng cách nói họ không bao giờ định để robot hành động theo cách đó. (Ví dụ, nếu chiếc xe tự lái gây tai nạn làm tử vong người đi bộ hồi tháng 3, Uber sẽ phải chịu trách nhiệm). Khi robot trở nên phức tạp hơn, quyền của robot cũng sẽ phức tạp hơn. Ngoài ra, còn có những đột biến khác, như hành vi của máy móc và các sản phẩm thuộc về máy móc, mà không thuộc về nhà sản xuất, người tạo ra robot. Chẳng hạn, như một luật sư đã nói rằng, nếu một robot có tư cách pháp nhân tạo ra một thiết bị và đăng ký bản quyền, ai sẽ là chủ sở hữu bằng sáng chế đó - robot hay người tạo ra nó? Ai sẽ hưởng lợi nhuận từ sáng chế đó? Và nếu robot được bán cho một người khác, liệu người đó có quyền kiểm soát sở hữu trí tuệ đó không? Tất cả những điều này chỉ liên quan đến những robot có thể phản ứng và chủ động trong hành động, mà không thực sự tự nhận thức. Đó là vì robot và trí thông minh nhân tạo có thể suy nghĩ giống như bộ não con người và có khả năng tự hiểu thật sự vẫn còn là một chặng đường dài phía trước. Khi chúng ta tạo ra được robot có nhận thức ngang ngửa với series phim Westworld nổi tiếng, chúng ta sẽ cần có một cuộc trò chuyện hoàn toàn khác về cách xử lý các quyền của robot. Nhưng có lẽ chúng ta cũng chưa cần phải quá vội vã, vì ngày ấy vẫn còn xa vời lắm. |