Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu giải trình,ầnlàmrõnộihàmđặcthùđặcbiệtvàtinhnhuệcủaCảnhsátCơđộkết quả atletico tucuman làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN) Sáng 26/10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Cảnh sát cơ động. Đây là dự án luật được trình và cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV. Cơ bản nhất trí với Chính phủ khi trình Quốc hội ban hành Luật Cảnh sát cơ động, tuy nhiên, các đại biểu đề nghị làm rõ 3 nội hàm “đặc thù,” “đặc biệt” và “tinh nhuệ” của lực lượng Cảnh sát Cơ động; làm rõ vị trí, vai trò của Cảnh sát Cơ động so với các lực lượng khác trong Công an nhân dân để thuyết phục tính cần thiết phải ban hành đạo luật riêng cho lực lượng này. Cân nhắc việc trang bị phương tiện cho Cảnh sát cơ động Phát biểu từ điểm cầu Quảng Trị, đại biểu Hoàng Đức Thắng cho rằng Cảnh sát Cơ động trước hết phải tuân thủ Luật Công an nhân dân với tư cách là một bộ phận thành phần bên trong lực lượng Công an nhân dân; do đó cần làm rõ tính “đặc thù,” “đặc biệt” và “tinh nhuệ” của lực lượng cảnh sát cơ động với các lực lượng khác và chỉ hướng đến vấn đề có tính đặc thù, không quy định lại trùng lặp các quy định pháp luật đã quy định trong lực lượng Công an nhân dân. Từ đó, việc xây dựng nội dung Luật Cảnh sát cơ động phải thống nhất, phù hợp với Luật Công an nhân dân cũng như các bộ luật có liên quan khác nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật hiện hành. Việc xác định vị trí cảnh sát cơ động tại Điều 3 dự thảo Luật Cảnh sát cơ động gần như trùng lặp vị trí công an nhân dân được quy định tại Điều 3 Luật Công an nhân dân, chưa làm bật lên tính đặc thù của cảnh sát cơ động. “Xác định đúng địa vị pháp lý, tính khác biệt của cảnh sát cơ động có ý nghĩa rất quan trọng, chi phối, dẫn dắt toàn bộ nội dung dự án Luật. Vì vậy, Ban soạn thảo cần tiếp thu tối đa ý kiến đại biểu Quốc hội để nghiên cứu, xem xét thấu đáo, để thiết kế lại nội dung điều luật này, bảo đảm yêu cầu, làm nổi bật tính đặc thù riêng biệt của cảnh sát cơ động, bảo đảm không xung đột, mâu thuẫn, trùng lặp với các lực lượng vũ trang khác được pháp luật quy định,” đại biểu Hoàng Đức Thắng nêu. Về thẩm quyền huy động phương tiện, thiết bị, đại biểu Hoàng Đức Thắng cho rằng đây là nội dung cần nghiên cứu, rà soát cẩn trọng trên nguyên tắc là phù hợp với vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi hoạt động của cảnh sát cơ động, tránh xu hướng lạm dụng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, chồng chéo với thẩm quyền của các cơ quan lực lượng khác, xung đột với các quy định pháp luật hiện hành, nhất là Luật Quốc phòng, Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Luật Biên phòng Việt Nam, Luật Phòng, chống thiên tai... Hiện nay, tàu bay của Không quân Nhân dân Việt Nam, tàu thuyền của Bội đội Biên phòng, Cảnh sát Biển và các lực lượng liên quan khác đã bố trí khắp các khu vực tác chiến, có thể huy động nhanh để phối hợp với cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ trong mọi tình huống và bất cứ nơi nào theo yêu cầu quy định. Bày tỏ băn khoăn việc trang bị tàu bay cho Cảnh sát Cơ động có thể làm phát sinh quản lý bay, phức tạp hoạt động quản lý vùng trời của lực lượng Phòng không nhân dân, đại biểu Hoàng Đức Thắng chia sẻ: "Việc trang bị loại phương tiện này chắc chắn sẽ tiêu tốn nguồn lực quốc gia rất lớn; trong khi cần được quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm. Đất nước chúng ta còn khó khăn nhưng đã dành ưu tiên rất lớn, đầu tư nguồn lực trang bị cho các lực lượng vũ trang. Đó là tiền của nhân dân, tài sản quốc gia, nhất thiết phải được quản lý, sử dụng có trách nhiệm, hiệu quả, tiết kiệm, nhất định không thể gây lãng phí không cần thiết, trong khi Quân đội, Công an rất cần được đầu tư thêm phương tiện, vũ khí để tiến lên chính quy, hiện đại." Màn trình diễn đánh bắt khủng bố, giải cứu con tin tại buổi diễn tập phương án bảo vệ cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. (Ảnh: TTXVN) Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Trần Đình Văn (Lâm Đồng) cho rằng cần làm rõ và sâu sắc hơn tính vũ trang, tính cơ động, yêu cầu tác chiến nhanh, xử lý những tình huống khẩn cấp của lực lượng Cảnh sát Cơ động, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự-an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự-an toàn. "Đây chính là điểm khác biệt căn bản khi so sánh với các thành phần khác như Cảnh sát Điều tra, Cảnh sát Giao thông…," đại biểu Trần Đình Văn nhấn mạnh. Do đó, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức hoạt động của Cảnh sát Cơ động được quy định trong dự thảo cần được rà soát kỹ, bảo đảm hài hòa giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự-an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh sát Cơ động cần được cân nhắc và quy định cụ thể, chặt chẽ về quyền hạn, trách nhiệm, thủ tục, trình tự thực hiện quyền, trách nhiệm pháp lý của từng chủ thể khi vượt quá giới hạn công vụ. Nếu không quy định chặt chẽ sẽ có nguy cơ lạm quyền, vi phạm quyền con người, quyền công dân. “Cần quy định chi tiết hơn về các trường hợp và mức độ trang bị vũ khí cho Cảnh sát Cơ động. Việc trang bị, sử dụng vũ khí không phù hợp, dễ đưa đến tình trạng người dân hoang mang và dễ bị kích động theo tâm lý đám đông. Vì vậy, nên có quy định chi tiết các mức độ trang bị vũ khí cho các trường hợp trên ngay trong luật để tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho các chiến sỹ cảnh sát cơ động thi hành nhiệm vụ,” đại biểu Trần Đình Văn cho biết. Làm rõ tính cấp bách trong điều động Cảnh sát Cơ động Cơ bản nhất trí với dự thảo Luật Cảnh sát cơ động và Báo cáo thẩm tra dự án luật để góp phần hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (Hưng Yên) đề nghị dự thảo luật phải cụ thể căn cứ, điều kiện, trình tự thủ tục, thẩm quyền quy định nhiệm vụ của Cảnh sát Cơ động, nhất là những nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân như giải tán các vụ tập trung đông người, gây rối an ninh, trật tự, biểu tình trái pháp luật; nhiệm vụ bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học-kỹ thuật, văn hóa-xã hội, bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt; nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh-trật tự, an toàn xã hội. Bên cạnh đó, dự thảo luật cần làm rõ phạm vi thực hiện nhiệm vụ cảnh sát cơ động, tránh chồng chéo với các lực lượng khác; đồng thời đề nghị bổ sung quy định cụ thể về phạm vi thực hiện nhiệm vụ và nội dung phối hợp thực thi nhiệm vụ của cảnh sát cơ động trong tương quan với các lực lượng khác. Bên cạnh đó, đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai đề nghị cần làm rõ thẩm quyền của Cảnh sát Cơ động trong huy động người, phương tiện, thiết bị trong trường hợp cấp bách cũng như trình tự, thủ tục huy động người, phương tiện, thiết bị trong trường hợp này để đảm bảo thống nhất với các quy định của pháp luật liên quan. “Việc huy động người và trên cơ sở tự nguyện để đảm bảo quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp. Các nhiệm vụ của Cảnh sát Cơ động có tính chất đặc thù; do đó, nếu người được huy động không đảm bảo các yêu cầu của nhiệm vụ sẽ gây nguy hiểm cho chính bản thân, đồng thời ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ đề ra,” đại biểu Thanh Mai giải thích. Đại biểu Trần Đình Chung (Đà Nẵng) cho rằng những năm gần đây, hoạt động chống phá, biểu tình, bạo loạn, phá rối an ninh-trật tự của các thế lực thù địch, các băng nhóm tội phạm sử dụng vũ khí nóng… có những diễn biến khó lường và gia tăng hơn. Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên Đoàn Thị Thanh Mai phát biểu. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN) Trong tình hình đó, lực lượng Cảnh sát Cơ động đã phát huy vai trò rất lớn trong giải quyết ổn định tình hình, ở những giai đoạn cam go nhất cần phải được sử dụng những biện pháp mạnh, quyết liệt. Vì vậy việc ban hành Luật Cảnh sát Cơ động thay cho Pháp lệnh Cảnh sát cơ động là rất cần thiết và quan trọng. Về việc Tư lệnh Cảnh sát Cơ động và Giám đốc Công an tỉnh, thành phố được điều động Cảnh sát Cơ động để thực hiện nhiệm vụ trong các trường hợp cấp bách, đại biểu Trần Đình Chung cho rằng qua nghiên cứu các văn bản luật có liên quan quy định về tình huống về an ninh-trật tự, chưa có các quy định giải thích, quy định cụ thể “thế nào là cấp bách” tại Luật này. “Với tính chất của lực lượng tác chiến, nhiều trường hợp sử dụng biện pháp vũ trang, vũ khí đặc chủng, hoạt động của cảnh sát cơ động có liên quan tới quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Việc quy định cụ thể các trường hợp cấp bách là rất cần thiết, làm căn cứ xác định phạm vi, quy mô điều động và công tác lãnh đạo, chỉ huy chỉ đạo triển khai cảnh sát cơ động phù hợp với quy mô, tính chất các vụ việc,” đại biểu Trần Đình Chung nêu rõ. Về việc Cảnh sát Cơ động được quyền mang theo người, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật thiết bị vào cảng hàng không và lên máy bay dân sự trong trường hợp áp tải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, đại biểu Trần Đình Chung đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, đánh giá, cân nhắc việc mở rộng thêm các trường hợp là đối tượng áp giải. Trong thực tế, nhiều trường hợp chiến sỹ cảnh sát cơ động phải mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật lên tàu bay dân sự để áp giải các đối tượng chưa bị khởi tố như đối tượng khủng bố, đối tượng phản động nguy hiểm có yếu tố chính trị hoặc các đối tượng khác có khả năng đe dọa an toàn của cảnh sát cơ động và những người trên máy bay. Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) nhấn mạnh, dự thảo luật nhiều lần sử dụng từ “cấp bách,” “tình huống cấp bách,” “trường hợp cấp bách.” Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần bổ sung phần giải thích từ ngữ, làm rõ nội hàm, ngữ nghĩa của từ “cấp bách” trong từng trường hợp cụ thể. “Những quyền hạn của Cảnh sát Cơ động hay việc huy động người, phương tiện của cảnh sát cơ động hết sức đặc thù, có những trường hợp liên quan đến quyền con người, quyền tải sản. Cho nên, chúng ta phải quy định rõ trường hợp nào được coi là cấp bách, để tránh việc lạm dụng không cần thiết,” đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nêu. Về huy động người, phương tiện, thiết bị, đại biểu Âu Thị Mai (Tuyên Quang) đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung nội dung để làm rõ thẩm quyền huy động người, phương tiện, thiết bị của Cảnh sát Cơ động trong trường hợp cấp bách. “Trường hợp nào được hiểu là cấp bách, tính chất, mức độ, phạm vi huy động người, phương tiện, thiết bị của Cảnh sát Cơ động. Bởi huy động người, phương tiện, thiết bị để thực hiện nhiệm vụ của cảnh sát cơ động trong trường hợp cấp bách là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, đây là nội dung liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân, quyền tài sản; do đó, cần phải có quy định thật cụ thể và rõ ràng,” đại biểu Âu Thị Mai giải thích. Đồng thời, đại biểu Âu Thị Mai đề nghị bổ sung một khoản quy định giao cho Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết khoản 3, Điều 17. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết điều này để phù hợp với các quy định của Luật Công an nhân dân và nguyên tắc hoạt động của lực lượng Cảnh sát Cơ động./. Theo TTXVN |