Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe học sinh,âuChủđộngphòngchốngdịchbệnhmùatựutrườkeonhacai5 không để xảy ra dịch bệnh tại các trường học là một trong nhiều mục tiêu trọng tâm tỉnh Lai Châu đặt ra trong công tác chăm sóc sức khỏe học đường trên địa bàn. Theo đó, từ cuối tháng 8/2023, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lai Châu đã phối hợp cùng với các cơ sở giáo dục triển khai tuyên truyền, phổ biến kiến thức về nguy cơ dịch bệnh trong mùa tựu trường. Bác sĩ Bùi Thị Hiền - Phó Trưởng khoa truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lai Châu, cho biết thời điểm tựu trường năm nào cũng ghi nhận nhiều trẻ bị ốm hơn. Bởi trẻ thay đổi trường, lớp, thời gian ăn uống, chế độ ngủ, nghỉ. Nhiều trẻ ở lứa tuổi mầm non có sức đề kháng kém, đi học trẻ quấy khóc, bỏ ăn cũng làm gia tăng mắc các bệnh hơn. Ở môi trường giáo dục, trẻ tiếp xúc trực tiếp gần, tiếp xúc gián tiếp qua đồ chơi, dụng cụ học tập là yếu tố thúc đẩy nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hóa như cúm, thủy đậu, tay chân miệng, tả lỵ, tiêu chảy do virus Rota. Bác sĩ Hiền cho rằng phụ huynh trang bị cho trẻ hệ miễn dịch tốt trong thời kỳ tự trường như dinh dưỡng hợp lý, vận động phù hợp, tiêm đầy đủ vắc xin theo khuyến cáo của cán bộ y tế. Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Với các cơ sở giáo dục, giáo viên và cán bộ y tế cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, bàn ghế, đồ chơi sát trùng. Khi có các ổ dịch như sốt xuất huyết, cúm, viêm não Nhật Bản, đau mắt đỏ, tay chân miệng… cần thông báo với ban phụ huynh để có thể phòng lây nhiễm cho học sinh khác. Học sinh mắc các bệnh truyền nhiễm nên nghỉ học theo dõi sức khỏe tại nhà, tránh lây nhiễm cho học sinh khác. 40 học sinh phải cấp cứu sau khi ăn một loại quả ngọt, bùi40 học sinh ở Điện Biên được nhà trường đưa vào bệnh viện cấp cứu với triệu chứng đau bụng, buồn nôn. Qua khai thác, các học sinh này đều ăn quả vông. |