Năm 2019 thị trường smartphone chứng kiến nhiều biến động,àHuaweichọncáchlạđểbánsiêuphẩmmùacuốinătỉ lệ kèo 5 trong đó có việc các smartphone màn hình gập ra mắt đầu năm nhưng tới cuối năm mới hoàn thiện để bán ra. Bên cạnh đó, việc Huawei bị đưa vào danh sách đen cấm giao dịch công nghệ của Mỹ, khiến những điện thoại mới của hãng không có dịch vụ Google cũng là một biến cố lớn.
Những sự cố này khiến cho Samsung và Huawei đều phải áp dụng cách bán hàng lạ cho những smartphone cao cấp, xa xỉ mà họ bán ra vào cuối năm nay tại Việt Nam
Samsung bán Fold nhỏ giọt, thông báo cháy hàng
Sau khi ra mắt Galaxy Fold vào tháng 2, Samsung dự tính bán ra chiếc điện thoại này từ tháng 4. Tuy nhiên, sự cố liên quan đến lỗi màn hình của máy khiến cho Samsung phải mất thêm gần nửa năm để sửa. Tới tháng 9, hãng mới bắt đầu bán máy ra các thị trường như Hàn Quốc, Mỹ.
Theo Samsung, Galaxy Fold đang cháy hàng ở Việt Nam, nhưng không công bố số lượng máy đã bán. Ảnh: Hoàng Đông.
Chiếc điện thoại này chính thức xuất hiện tại thị trường Việt Nam sau khi ra mắt cuối tháng 11, với mức giá lên tới 50 triệu. Ở mức giá cao gấp 1,5 lần iPhone 11 Pro Max, Samsung lựa chọn nhắm tới đối tượng khách hàng là người có tiền, tìm kiếm sự khác biệt, đẳng cấp.
Hãng công bố chương trình đặt hàng bắt đầu từ ngày 27/11, nhưng ngay trong ngày đã công bố "hết hàng". Có thông tin không chính thức cho biết có khoảng 1.000 máy đến tay người dùng trong đợt mở bán này.
Đợt bán thứ hai được mở sau 1 tuần, nhưng cũng hết hàng ngay trong ngày hôm đó.
Theo một nguồn tin từ nội bộ, Samsung sẽ tiếp tục bán Galaxy Fold đợt 3 trong thời gian tới.
Việc Samsung Galaxy Fold hết hàng liên tục đem đến cảm giác như chiếc điện thoại này thực sự được thèm khát, ra đến đâu là bán hết đến đó.
Tuy nhiên, trong các thông điệp mà Samsung phát đi hãng không hề nhắc tới số lượng máy đã bán ra, khác với cách mà Samsung truyền thông thành tích của các smartphone khác trong quá khứ. Tại các thị trường nước ngoài, hãng cũng cho biết máy hết hàng và không nói rõ số lượng bán ra.
Galaxy Fold trong ngày ra mắt tại Việt Nam. Ảnh: Hoàng Đông.
Theo nguồn tin của Zing.vn, số lượng Galaxy Fold bán ra tại thị trường Việt Nam đến nay khoảng vài nghìn máy.
Dù tính theo giá trị thì con số cũng khá ấn tượng khi giá bán của Galaxy Fold rất cao, vài nghìn máy là rất nhỏ so với doanh số các dòng máy cao cấp khác của Samsung tại Việt Nam. Có lẽ đây là lý do Samsung rất dè dặt khi công bố thông tin về doanh số Galaxy Fold tại Việt Nam, và chỉ nói rất chung chung là máy được yêu thích.
Huawei bán Mate 30 theo cách 'thử lòng' fan
Kể từ khi bị Mỹ cấm vận và Google "nghỉ chơi", Huawei đã tìm rất nhiều cách để đánh lạc hướng sự thật rằng smartphone mới của hãng không thể sử dụng dịch vụ của Google.
Tại IFA 2019, Huawei ra mắt chiếc "New" P30 Pro, thực chất chỉ là Huawei P30 Pro với màu mới. Hãng cũng đổi tên mẫu Honor 20 của thương hiệu con thành Nova 5T để bán ra vào tháng 8, với đầy đủ dịch vụ của Google.
Tuy nhiên, smartphone cao cấp mà Huawei ra mắt cuối năm là Mate 30 thì không có dịch vụ Google, và cách mà Huawei ra mắt smartphone này tại Việt Nam cũng rất bí hiểm.
Huawei chỉ "tranh thủ" giới thiệu mẫu Mate 30 tại sự kiện ra mắt chiếc đồng hồ Watch GT2, chứ không làm sự kiện riêng như mọi dòng smartphone cao cấp khác. Ảnh: Xuân Tiến.
Tại sự kiện ra mắt Watch GT 2 vào tháng 10, Huawei "tranh thủ" giới thiệu luôn chiếc Mate 30 Pro tại thị trường Việt Nam. Không như những màn ra mắt thông thường, Huawei chẳng công bố giá bán hay hình thức phân phối của mẫu điện thoại này, mà chỉ đưa một liên kết cho phép người dùng "nhận trước thông tin sản phẩm".
Sau đó, người mua sẽ phải để lại mail, đặt cọc tiền và chờ đợi mới có hàng về.
Chiếc điện thoại này cũng chẳng xuất hiện tại các hệ thống bán lẻ, mà chỉ có mặt ở showroom của chính Huawei. Cách mà Huawei yêu cầu người dùng mua Mate 30 đem lại cảm giác như người mua đang đặt hàng gửi về từ một dịch vụ nước ngoài, chứ không giống như cách mua bán của nhà phân phối chính hãng.
Huawei cũng hướng dẫn người dùng sử dụng "các nền tảng khác" thông qua nền web. Có thể hiểu đây là cách để người dùng truy cập YouTube hay Gmail mà không thông qua ứng dụng. "Các nền tảng khác" chỉ là cách nhà sản xuất này nói tránh đi Google.