Hơn 94.000 học sinh TP.HCM vừa hoàn thành bài môn Ngữ văn thi lớp 10. Năm nay đề Ngữ văn thi vào lớp 10 TP.HCM cũng theo chủ đề: "Bức thông điệp của thời gian".
Nhận xét về đề Ngữ văn,ùkhônglạđềmônNgữvănthivàolớpởTPHCMvẫnrấgiải liga mx, mexico thầy Nguyễn Phước Bảo Khôi, Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM, nhìn nhận cấu trúc đề thi năm nay có sự hoà trộn giữa đề thi năm 2019 và 2020 (theo trục chủ đề và đọc hiểu 2 văn bản). Chủ đề “Thông điệp của thời gian” khá hay, độ phân hoá của đề thi rất tốt. Do vậy, dự kiến kiến phổ điểm trung bình không cao, từ 6- 7.
Về chi tiết, thầy Bảo Khôi nhận định Câu đọc hiểu lựa chọn ngữ liệu khá tốt. Câu hỏi số 4 của phần này rất hay, đặt ra những lựa chọn giá trị học sinh phải cân nhắc.
Tuy vậy, câu hỏi thứ 3, vốn ở mức thông hiểu, lại hỏi về thông điệp rút ra từ văn bản, thuộc dạng câu hỏi vận dụng. Do vậy mức độ tư duy cần cân chỉnh lại cho phù hợp với định hướng ra đề thi của Bộ GD-ĐT sẽ tốt hơn.
Câu nghị luận xã hội đặt vấn đề rất hay, đặt ra cho học sinh suy nghĩ về mối quan hệ giữa thời gian và sự trưởng thành. Đó có thể là mối quan hệ theo tỉ lệ thuận, nhưng cũng có những cá nhân dẫu phát triển về mặt thể chất nhưng chưa chắc trưởng thành về suy nghĩ. Nêu vấn đề để học sinh nhận thức sự phân biệt giữa “lớn thêm” và “trưởng thành” là một hướng đi rất hay và cũng là một yêu cầu phân hoá rất tốt, dành điểm cao cho những HS biết tìm tòi, đào sâu suy nghĩ.
Về nghị luận văn học, Câu 1: “Sang thu” của Hữu Thỉnh là một bài thơ hay, hàm súc, tinh tế. Hai khổ thơ yêu cầu phân tích sát với định hướng “biến chuyển của thiên nhiên, con người theo bước đi của thời gian”. Bản thân việc phân tích khổ thơ thứ 2 trong đề cũng yêu cầu học sinh có những cảm nhận sâu sắc, đáp ứng yêu cầu phân hoá. Phần liên hệ so sánh có phạm vi ngữ liệu khá rộng, mở ra lựa chọn từ thơ sang cả truyện. Vấn đề là học sinh có khả năng lựa chọn tốt ngữ liệu so sánh trong thời gian ngắn để đưa ra những kiến giải phù hợp, xác đáng hay không mà thôi.
Đề 2: Yêu cầu đề không mới, nếu không muốn nói là rất quen thuộc với học sinh. Tuy vậy, cách đặt vấn đề của đề thi hơi rườm rà, nhiều khả năng gây nhiễu thông tin cho học sinh. Do vậy, người ra đề cần cân nhắc hơn về kĩ thuật thực hiện đề thi, nhất là với các lớp ở bậc THCS và với một kì thi nhiều áp lực như kì thi tuyển sinh lớp 10, đặc biệt là ở TP.HCM.
Thầy Võ Kim Bảo, giáo viên Ngữ văn Trường THCS Nguyễn Du, cũng nhìn nhận đề thi năm nay vừa sức, không đánh đố học sinh.
"Nhìn chung đề thi không dễ, có tính phân loại rõ ràng, đặc biệt là câu hỏi số 3. Nội dung và độ khó phù hợp với học sinh lứa tuổi 15 (chủ đề thời gian).
Đề có cấu trúc và câu hỏi giống với các năm trước, điều này gần gũi với học sinh. Mặt khác, đề Ngữ văn không yêu cầu học sinh học thuộc lòng, điều này chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực" - thầy Bảo nhận xét và dự đoán sẽ có nhiều điểm cao.
Nhận xét chi tiết, thầy Võ Kim Bảo cho hay: Với câu 1, các câu hỏi rõ ràng, rất dễ, học sinh trung bình, yếu cũng có thể làm được bài. Câu hỏi này không gây áp lực cho học sinh đã trải qua học tập trong hoàn cảnh dịch bệnh. Nội dung của đề nhân văn, có tính giáo dục cao. Học sinh được thể hiện quan điểm, suy nghĩ cá nhân trong bài và đề cũng không áp đặt suy nghĩ của học sinh.
Câu hỏi số 2 là dạng đề gần gũi và đã từng xuất hiện trong các kỳ thi trước. Câu hỏi này yêu cầu học sinh nhìn nhận, đánh giá vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau.
Câu hỏi số 3 - đề số 1, đa số học sinh sẽ phấn khởi khi đọc đề bởi vì bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh nằm trong chương trình học kỳ II, thêm vào đó học kỳ này học sinh được học trực tiếp và vừa thi học kỳ II xong nên các em còn nắm kỹ.
"Nếu đề thi ra ở nội dung ở học kỳ I, chắc chắn nhiều học sinh sẽ không tự tin như vậy. Tuy nhiên, yêu cầu liên hệ trong câu hỏi không dễ, điều này thể hiện rõ tính phân hoá. Học sinh phải nắm chắc nội dung cơ bản của từng tác phẩm hay chọn tác phẩm để liên hệ cũng cần cân nhắc kỹ, và khi viết để cho thấy bản thân hiểu vấn đề cũng không dễ. Phần liên hệ này có tỷ lệ số điểm không lớn".
Câu hỏi số 3 - đề số 2 được thầy Bảo đánh giá là đề thi mở, cách ra đề cũng rất sáng tạo. "Mặc dù khi dạy học có thể giáo viên thường "doạ" học sinh dạng đề thi như đề số 2 là khó, nhưng thực lại không, học sinh không cần giỏi văn vẫn có thể làm được. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng làm được tốt nếu không có nhiều trải nghiệm đọc tác phẩm văn học. Đề cũng yêu cầu học sinh phải nêu được suy nghĩ, trải nghiệm, đánh giá của bản thân về tác phẩm".
Lê Huyền
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)