Sau khi bị tra tấn,ônữsinhtrongphòngbiệtgiamcủanhàtùHỏaLòkết quả ucl đánh đập dã man tại sở Mật thám, bà Phấn quyết định cắt mạch máu tay phản kháng. Sau đó, bà bị đưa về nhà tù Hỏa Lò và tiếp tục chịu đựng những thử thách khác…
Khoảng thời gian cuối tháng 10, đầu tháng 11 với bà Đỗ Hồng Phấn (SN 1933, Đống Đa, Hà Nội) luôn là khoảng thời gian đặc biệt.
Nó gợi nhớ cho bà những kỷ niệm về quãng đời học sinh, bà tham gia hoạt động kháng chiến và bị bắt nhốt tại nhà tù Hỏa Lò.
Bà Đỗ Hồng Phấn thăm lại nhà tù Hỏa Lò vào một buổi sáng cuối tháng 10. |
Bà Phấn bị bắt giam ngày 7/11/1950, cách đây hơn 68 năm. Khi đó, bà đang là học sinh lớp 2B đệ nhị chuyên khoa toán trường Chu Văn An, Hà Nội (lớp 11 trung học phổ thông ngày nay).
Nhớ về khoảng thời gian này, bà Phấn cho biết, Hà Nội khi đó đang bị chiếm đóng bởi thực dân Pháp. Bà là học sinh trường Chu Văn An nhưng được Thành đoàn phân công làm bí thư chi đoàn học sinh kháng chiến trường Trưng Vương. “Vì trường Trưng Vương lúc ấy chỉ có cấp cơ sở, học sinh còn ít tuổi”, bà Phấn nói.
Đầu năm học 1950 - 1951, thấy chiến thắng biên giới đang vang dội, chi đoàn Học sinh Kháng chiến Trưng Vương của bà Phấn hân hoan đưa ra kế hoạch mừng chiến thắng bằng các hoạt động: Treo lá cờ đỏ sao vàng bằng vải, đốt pháo, rải truyền đơn… vào ngày 7/11/1950. Cuộc chào mừng đã thành công trọn vẹn nhưng hàng loạt học sinh Trưng Vương đã bị bắt ngay tại trường.
“Tôi học bên trường Chu Văn An nên không biết. Tan học, tôi đạp xe đến nhà một ủy viên Ban Chấp hành chi đoàn trường Trưng Vương để hỏi tình hình. Chưa chuyện trò được gì nhiều thì mật thám xuất hiện.
Họ khám nhà người bạn này, phát hiện mớ vải đỏ và vàng còn nguyên vết cắt sao vàng năm cánh nên bắt cả hai về sở Mật thám.
Tại sở Mật thám, chúng khám cặp sách của tôi và phát hiện trong cặp tôi có một hộp ảnh chiến thắng biên giới. Chúng tát tôi tối tăm mặt mũi. Sau đó, chúng dồn chúng tôi xuống nhà giam”, bà Phấn nhớ lại.
Bà Phấn (đứng thứ 4 hàng trên từ phải qua) chụp cùng Lớp 3B trường Nữ trung học Trưng Vương năm học 1948-1949 (ảnh tư liệu). |
Trong nhà giam của sở Mật thám, bà Phấn cũng như nhiều người bị bắt giam khác phải trải qua những cuộc tra tấn.
“Chúng tra máy điện vào người và đánh tôi búi bụi, bắt tôi phải khai ra cấp trên của mình… Tôi không thể làm việc đó nên sẵn bát cơm, tôi đập vỡ ra, cắt mạch máu tay để kết thúc việc bắt bớ…”, người phụ nữ sinh năm 1933 nhớ lại.
Sau khi phát hiện sự việc, sở Mật thám đưa bà Phấn vào bệnh viện Phủ Doãn. Tại đây, bà Phấn được bố trí nằm phòng riêng, có hai nhân viên canh gác ngày đêm. Mẹ bà Phấn vào cũng chỉ nói được vài câu thăm hỏi.
“Sau đó, trong tình trạng tôi nửa tỉnh nửa mê, một nhân viên đưa cho tôi tờ giấy gì đó, bảo tôi ký thì được thả ngay. Tôi gạt đi.
Rồi một nhân viên khác lại tiếp cận tôi, to nhỏ với tôi mấy tiếng đồng hồ như thể anh ta là cán bộ nằm vùng được cấp trên của tôi giao cho việc liên lạc . Nhưng sau đó, chỉ một câu nói: “Có nhắn gì anh Thủy (cấp trên của tôi) thì tôi sẵn sàng giúp”. Tôi choàng tỉnh ra, nhẹ nhàng cảm ơn”, bà Phấn nhớ về những ngày nằm trong bệnh viện nhưng liên tục phải đối phó với kẻ địch.
Sau đó, bà bị đưa sang nhà tù Hỏa Lò (nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Toàn cảnh nhà tù Hỏa Lò nhìn từ trên cao. (Ảnh tư liệu) |
Tại nhà tù Hỏa Lò, bà Phấn được đưa vào trại phụ nữ. “Tôi nhớ, trại dài hun hút, ở giữa là lối đi, hai bên là hai dãy bệ xi măng đầy tù nhân. Mọi tù nhân phải nằm sát vào nhau mới đủ chỗ. Cuối dãy, chúng để một thùng đựng nước tiểu. Tất cả mọi người trong dãy xi măng đều đi tiểu ở đó nên rất hôi hám”, bà Phấn kể.
Ở trại giam này được một thời gian thì bà Phấn lại bị chuyển vào buồng biệt giam.
“Trong buồng, chúng tra tấn tù nhân bằng cách thắp đèn cả ngày cả đêm. Thứ ánh sáng này khiến đầu tôi ong ong khốn khổ, hai mắt thì nhức nhối mà không thể ngủ được. Tôi phải đậy cả mớ quần áo lên mắt, mãi mới tạm quen.
Máy quay điện nhà tù thực dân dùng để tra tấn bà Phấn và các tù nhân nữ khác. |
Thế rồi một hôm, tên chúa ngục người Pháp đi qua buồng giam hỏi tôi: “Có biết tiếng Pháp không”. “Biết”, tôi trả lời.
Hắn lại hỏi: “Có muốn đọc truyện không?". "Có", tôi nói.
Thế là ông ta đưa cho tôi mấy tờ báo và quyển truyện “Cuốn theo chiều gió”. Truyện hay, tôi đọc liền một mạch cả ngày lẫn đêm, cũng là nhờ thứ ánh sáng khủng khiếp kia”, bà Phấn kể tiếp.
Hôm trả sách, chúa ngục hỏi bà Phấn: “Truyện thế nào?”, “Hay”, bà Phấn trả lời, “Hay thế nào?”, gã hỏi tiếp.
“Thứ nhất, nhân vật chính trong truyện là người phụ nữ can trường đầy bản lĩnh, vượt lên mọi cái thường tình để theo đuổi ước mơ của mình. Thứ hai, chế độ nô lệ ở Mỹ đã tan rã, không sao cứu vớt được thì chế độ nô lệ nào rồi cũng thế”, bà Phấn trả lời dõng dạc, ánh mắt đầy tự tin.
Gã chúa ngục lặng bỏ đi. Hôm sau, gã đưa cho bà Phấn 3 quyển truyện khác.“Tôi hí hửng mở ra xem, nào ngờ toàn truyện khiêu dâm. Tôi trả lại ngay”, người phụ nữ sinh năm1933 nhớ về những ngày đã cũ nhưng khiến bà không thể nào quên.
Ngày 21/1/1951, địch thả bà Phấn. 8/1952, Thành đoàn gọi bà ra vùng tự do.
“Lúc đó ở nội thành, phong trào học sinh kháng chiến tuy bị khủng bố hết đợt này đến đợt khác nhưng không hề tan vỡ. Nhiều đoàn viên nối tiếp nhau vào Sở Mật Thám và Hỏa Lò nhưng phong trào vẫn lan rộng khắp các trường, liên tục cho đến ngày 10/10/1954, Thủ đô được hoàn toàn giải phóng”, bà kể lại.
Câu chuyện sau đó được khép lại vì đã quá trưa, tuy nhiên trước khi chia tay, bà nhắc lại câu hỏi mà trong một lần giao lưu với thanh niên Hà Nội bà đã đặt ra khiến nhiều người trong số chúng tôi bối rối.
Bà bảo: "Ngày nay, nước nhà độc lập rồi, động lực vươn lên của các bạn là gì? Là cuộc sống ổn định, là âm nhạc, là du lịch… hay còn điều gì nữa cho đất nước mình?".
Vừa bước chân xuống cầu để nắm tình hình buôn lậu thuốc lá, trinh sát Trịnh Thị Hà và một đồng chí nữa đã bị 4 chiếc xe máy rồ ga lao đến, đẩy xuống sông Vàm Cỏ…