Video cô dâu chú rể nhờ ban kèn tây thổi trong đám cưới
Mới đây,áichủtrạihòmlấyanhthổikènởLongAnĐámcướirộntiếngkèntâkết quả bóng đá info đoạn clip quay cảnh ban kèn tây phục vụ trong một đám cưới ở TPHCM đã khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Một số ít người tỏ ra thích thú, trong khi nhiều người để lại bình luận tiêu cực, không ủng hộ việc thổi kèn tây trong ngày vui. Họ quan niệm kèn tây chỉ dùng trong đám tang.
Cô dâu Võ Thị Kim Liên (21 tuổi, huyện Bình Chánh, TPHCM) cho biết, vợ chồng cô cảm thấy bình thường, không có gì e ngại khi sử dụng kèn tây trong lễ cưới.
Liên chia sẻ: “Tôi quản lý các công việc ở trại hòm của gia đình, còn chồng làm trong ban kèn tây. Chúng tôi muốn lễ cưới có dấu ấn nghề nghiệp nên nhờ đồng nghiệp của chồng thổi kèn tây.
Chúng tôi sử dụng các bài nhạc phù hợp như: Hỏi vợ ngoại thành, Đám cưới trên đường quê,… để thổi trong đám cưới.
Họ hàng tham gia lễ rước dâu đều thích thú và vui vẻ. Tôi thấy âm thanh của kèn tây giúp đám cưới rộn ràng hơn”.
Cha mẹ cô dâu, chú rể không phản đối ý tưởng đặc biệt của các con. Họ còn nhiệt tình ủng hộ, tạo điều kiện cho hai con làm điều yêu thích.
Để ban kèn tây hoạt động trơn tru, chú rể Thái Trung Hậu (21 tuổi, huyện Đức Hòa, Long An) nhờ các đồng nghiệp tập những bài hát sẽ thổi trong đám cưới. Do đã có kinh nghiệm, đồng nghiệp của Hậu chỉ mất vài ngày tập luyện.
“Ban kèn tây thổi trong đám cưới tôi có 6 người mặc áo dài đi trước, vợ chồng tôi theo sau. Hiện kèn tây được dùng nhiều trong lễ hội, sinh nhật,… chứ không riêng đám ma. Tôi yêu thích tiếng kèn nên mới theo nghề”, anh Hậu chia sẻ.
Đám cưới của Hậu và Liên diễn ra vào 2 ngày 25 và 26/9. Đồng nghiệp của Hậu thổi kèn tây trong lễ rước dâu và phục vụ tiệc cưới.
Cặp đôi không đăng tải các clip đám cưới của mình lên mạng xã hội. Liên càng không biết người đăng clip quay cảnh ban kèn tây thổi ở nhà cô dâu và chú rể.
“Sau ngày cưới, trong lúc lướt điện thoại, tôi xem được clip và rất bất ngờ. Dù có khá nhiều bình luận tiêu cực nhưng tôi không thấy buồn. Tôi chỉ hơi ngại khi đám cưới bỗng dưng nổi tiếng”, Liên tâm sự.
Điều duy nhất Liên muốn đính chính là cô không bực mình, khó chịu khi nhà trai thổi kèn tây trong lễ rước dâu. Mặt Liên “hơi quạu” là do bị say xe khi di chuyển từ nhà gái về nhà trai.
Nhắc đến chuyện tình, Liên cười e thẹn và gọi tất cả là duyên số. Hai năm trước, Liên lần đầu gọi cho Hậu thuê ban thổi kèn tây phục vụ tang lễ. Hậu đến làm thì gặp gỡ Liên và cảm mến ngay cái nhìn đầu tiên.
Hậu giữ liên lạc và bày tỏ tình cảm với Liên. Người thân, bạn bè biết cả hai hẹn hò đều rất ngạc nhiên.
“Mọi người nói chúng tôi hợp nhau từ công việc cho đến tính cách, tuổi cũng bằng nhau. Tôi thấy mọi thứ do duyên trời sắp đặt nên hạnh phúc đón nhận”, Liên chia sẻ.
Ngoài chuẩn bị ban kèn tây, chú rể còn tự tay làm cổng hoa cưới tặng cô dâu. Dù ngày cưới bận rộn nhưng Hậu dành nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện.
Hậu hy vọng tấm chân tình gửi gắm vào việc chuẩn bị lễ cưới mang đến cho vợ thật nhiều kỷ niệm đẹp.
Bên cạnh các ý kiến trái chiều, nhiều người cũng bày tỏ sự đồng cảm với vợ chồng Liên khi biết công việc của hai người.
Thực tế, đám cưới sử dụng kèn tây để góp vui không quá hiếm hoi. Trước Liên - Hậu, một số đám cưới ở Bến Tre, TPHCM... cũng có màn thổi kèn tây độc lạ.
Ảnh, video: Nhân vật cung cấp