Các quốc gia có nền giáo dục đứng đầu thế giới không học thứ 7, không áp lực thi_kết quả trận wolfsburg

作者:Cúp C1 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【】 发布时间:2025-01-16 03:42:22 评论数:

Phần Lan

Phần Lan có hệ thống giáo dục đặc biệt không thi cử. Học sinh tại đây có thời gian ở trường ít nhất so với các quốc gia thành viên trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). 

Học sinh Phần Lan dành 640 giờ/năm ở trường,ácquốcgiacónềngiáodụcđứngđầuthếgiớikhônghọcthứkhôngáplựkết quả trận wolfsburg so với mức trung bình của các quốc gia thành viên OECD là 821 giờ. Cụ thể, ở Anh mức trung bình là 899 giờ, Pháp là 847 giờ và Nhật Bản là 800 giờ. Trung bình học sinh tiểu học ở Phần Lan chỉ dành 4 giờ/ngày ở trường, còn học sinh trung học dành khoảng 5-6 giờ. 

Mỗi tuần, học sinh ở đây đến trường từ thứ 2 đến thứ 6. Trong đó, một số trường tiểu học nước này bắt đầu áp dụng học 4 ngày/tuần, nghỉ thứ 4 và cuối tuần.

Giờ học bắt đầu từ 9-9h45 và kết thúc lúc 14h-14h45. Theo quy định của Phần Lan, học sinh lớp 1, 2 học tối đa 5 tiết/ngày, với các lớp lớn không vượt quá 7 tiết/ngày (mỗi tiết kéo dài 45p, giải lao 15p). 

finland-education.jpg
Học sinh Phần Lan không bị áp lực thi cử, giờ học ngắn.

Liên quan đến vấn đề này, trước đó trong một cuộc họp, đại diện Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan, đại diện Ủy ban Giáo dục Quốc gia, hiệu trưởng và thành viên hội đồng trường, đều nhất trí không tăng thời gian học: 

"Chúng tôi không muốn kéo dài số ngày học trong tuần ở trường. Vì đây không phải là giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. Bởi học sinh ở Phần Lan không phải thi, nên mục đích học tập là giúp các em hạnh phúc hơn, biết tôn trọng bản thân và người xung quanh", trích theo The Conversation.

Với phương châm biến trường học thành nơi an toàn, bình đẳng và trẻ có thể học hỏi nhiều thứ. Do đó, nền giáo dục Phần Lan không chú trọng vào điểm số, thứ hạng và thi cử, mà tập trung tạo môi trường xã hội bình đẳng, hài hòa và hạnh phúc để học sinh dễ dàng trải nghiệm học tập. Học sinh không bị xếp hạng trong 6 năm học đầu tiên, chỉ tập trung tham gia kỳ thi xét tuyển đại học ở tuổi 18.

Hầu hết các trường học ở Phần Lan không tạo áp lực trong việc xếp hạng học sinh. Họ cho rằng người chiến thắng không phải đạt điểm số cao nhất. Mục tiêu nền giáo dục nước này hướng đến là dạy học sinh trở thành những người có tư duy, biết cống hiến cho xã hội…

Mặc dù học sinh Phần Lan có thời gian học ngắn, nhưng quốc gia này vẫn liên tục nằm trong top đầu bảng xếp hạng PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế). Căn cứ vào kết quả đánh giá của OECD, học sinh Phần Lan xếp thứ hai trong số các quốc gia khác về môn Đọc, Toán và Khoa học, theo The Guardian.

Thậm chí, trong các cuộc khảo sát của OECD, hệ thống giáo dục Phần Lan được coi là hiệu quả nhất trong việc sử dụng thời gian và ngân sách nhà nước. 

Na Uy

Học sinh Na Uy đến trường từ thứ 2 đến thứ 6, dành các ngày cuối tuần để làm bài tập về nhà. Đối với học sinh tiểu học, thời gian ở trường kéo dài từ 5-6 giờ, còn học sinh trung học là 6-7 giờ. 

Na Uy là quốc gia chú trọng đến sự cân bằng giữa học tập và cuộc sống của học sinh. Do đó, học sinh nước này được khuyến khích hoàn thành bài tập ở lớp, để sau giờ học tham gia vào hoạt động ngoại khóa, sở thích cá nhân hoặc dành thời gian cho gia đình và bạn bè. 

1d465d04 fc57 4010 b7d6 f982a8e4e4b6.png
Ở Na Uy, hệ thống điểm số dùng để đánh giá, chỉ áp dụng với học sinh lớp 8 trở lên.

Hệ thống giáo dục của Na Uy được đánh giá cao vì tập trung phát triển tính cá nhân hóa. Điều này, thể hiện rõ ở nội dung sách, các kế hoạch học tập và phát triển cá nhân được lập riêng để phù hợp với học sinh. 

Giống với Phần Lan, học sinh Na Uy không bị áp lực thi cử. Thay vào đó, giáo viên sẽ đánh giá thông qua phần thể hiện của học sinh hoặc đưa ra những điểm số không chính thức phản ánh sự tiến bộ của trẻ.

Cụ thể, trong cùng một lớp, học sinh làm bài tập ở những mức độ phức tạp khác nhau sẽ được đánh giá theo cấp độ cá nhân. Nếu học sinh hoàn thành bài tập phức tạp, lần sau được giao bài khó hơn và ngược lại.

Ngoài ra, hệ thống trường học của Na Uy không có trường chuyên, lớp chọn. Hơn nữa, các môn học đều được đánh giá như nhau, không có quan điểm Toán quan trọng hơn Nghệ thuật.

Học sinh từ lớp 1 đến lớp 7 không được xếp loại đánh giá, chỉ thi 1 lần vào cuối năm. Điểm thi là kết quả tự đánh giá năng lực mỗi học sinh, không phục vụ mục đích so sánh. 

Na Uy cũng được xếp vào các quốc gia có thời gian và ngày học trên trường ngắn. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục nước này vẫn nằm trong top đầu thế giới, vì trường học là nơi giúp trẻ chuẩn bị hành trang vào cuộc sống, chứ không tập trung đánh giá điểm số.

Thụy Sĩ

Thụy Sĩ là quốc gia có nền giáo dục tiến bộ, thời gian học ở trường chỉ kéo dài từ 4-6 giờ/ngày. Học sinh tại đây, từ cấp 2 có thể lựa chọn học tập theo khả năng. Hệ thống giáo dục nước này chấp nhận dạy và học nhiều ngôn ngữ khác nhau, tùy theo vùng miền, bao gồm, tiếng Đức, Pháp và Ý.

Giáo dục Thụy Sĩ nhấn mạnh sự đổi mới, sáng tạo và tư duy phản biện, cho phép học sinh khám phá sở thích của bản thân bên ngoài lớp học. Là quốc gia có ngày học ngắn nhưng chất lượng giáo dục không bị ảnh hưởng, tập trung vào nền giáo dục toàn diện, phúc lợi cho học sinh là mục tiêu quốc gia này hướng đến. 

Nền giáo dục Thụy Sĩ trang bị cho học sinh kiến thức phổ thông sát thực tế và tôn trọng sự sáng tạo cá nhân nhằm tạo lối tư duy mạch lạc, tìm hướng đi gắn kết với phát triển kinh tế của đất nước, để từ đó chọn đúng nghề nghiệp tương lai. Ngoài ra, chương trình đại học của quốc gia này được đánh giá có tính ứng dụng thực tiễn cao. Do đó, nhiều sinh viên thực tập của Thụy Sĩ được trả lương cao. 

Đan Mạch

Hệ thống giáo dục Đan Mạch đặc biệt chú trọng đến phúc lợi xã hội của học sinh và sự cân bằng lành mạnh giữa học tập và cuộc sống. Điều này, thể hiện qua thời gian học tập dành cho học sinh. Với học sinh tiểu học, thời gian ở trường là 4-5 giờ, học sinh trung học kéo dài hơn khoảng 6 giờ.

Học sinh từ lớp 1 đến lớp 7 ở Đan Mạch không trải qua các bài kiểm tra, xếp loại gắt gao. Sự phân loại và đánh giá học sinh chỉ diễn ra trong cuộc trao đổi kín giữa giáo viên và phụ huynh. Không có sự phân loại, kiểm tra hoặc kỳ thi đánh giá dành học trước lớp 8. 

Sự khác biệt này giúp học sinh Đan Mạch không gặp phải áp lực thi cử, thành tích. Do đó, phụ huynh nước này không phải lo lắng chạy trường, chạy điểm cho con.

Đức

Học sinh Đức đến trường từ thứ 2 đến thứ 6. Đối với học sinh tiểu học, thời gian bắt đầu từ 8h đến 13h, học sinh THCS kết thúc lúc 16h, còn học sinh cuối cấp sẽ học đến 17h. Đức sở hữu hệ thống giáo dục chất lượng cao. Điểm nổi bật của giáo dục nước này là tính bình đẳng giữa các học sinh, cởi mở và được định hướng nghề nghiệp từ sớm.

Cụ thể, giáo dục Đức chú trọng đến tính trải nghiệm thực tế qua các khóa học và kiến thức về nhiều ngành nghề đa dạng. Do đó, mục tiêu giáo dục của quốc gia này là giúp học sinh có thể tìm kiếm công việc phù hợp nhất. Việc được định hướng sớm, giúp học sinh Đức giảm tải áp lực học. 

Sau khi học xong cấp 1, học sinh Đức được giới thiệu 3 mô hình trường trung học gồm: Hauptschule (dành cho học sinh trung bình và kém), Realschule (dành cho học sinh khá) và Gymnasium (dành cho học sinh giỏi).

dh duc.jpg
Học sinh Đức không cần thi đại học.

Học sinh hệ Hauptschule học hết lớp 9 hoặc lớp 10, sau đó chuyển sang học nghề. Học sinh hệ Realschule học xong lớp 10 làm bài thi cuối cấp sẽ có Chứng nhận tốt nghiệp phổ thông. Nếu điểm cao được chuyển sang hệ Gymnasium học tiếp lớp 11, 12. Trường hợp điểm thấp học sinh chuyển sang hệ vừa học vừa làm.

Còn học sinh hệ Gymnasium có thể học hết lớp 12 hoặc lớp 13 tùy bang. Ở Đức học sinh không cần thi đại học. Điểm trung bình 2 năm cộng với bài thi cuối cấp là cơ sở tính điểm tốt nghiệp, trao bằng tú tài và xét tuyển vào trường đại học. 

Tuy nhiên, để cầm bằng tú tài tương đối khó, đòi hỏi học sinh phải có trình độ cao. Vì vậy, theo thống kê gần một nửa học sinh ở Đức chọn con đường học nghề thay vì vào đại học. Thậm chí, một số học sinh sau khi có bằng tú tài vẫn lựa chọn học nghề vì thời gian nhanh hơn học đại học.

Một số quốc gia khác

Ở Bỉ, học sinh đến trường từ thứ 2 đến thứ 6, riêng thứ 4 chỉ học buổi sáng. Mỗi ngày, học sinh tiểu học ở trường khoảng 5 giờ, còn học sinh trung học kéo dài 6 giờ.

Dù thời gian học ở trường ngắn, nhưng hệ thống giáo dục Bỉ vẫn được đánh giá chất lượng tốt thuộc top đầu thế giới. Trong bảng xếp hạng của WEF (Diễn đàn Kinh tế Thế giới), Bỉ xếp hạng 2 cùng Thụy Sĩ, vì có hệ thống THPT đa dạng: Trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và nghệ thuật.

So với giáo dục Mỹ, học sinh Nga dành khoảng nửa thời gian học tại trường. Trung tâm Nghiên cứu Pewước tính học sinh tiểu học Nga dành 470 giờ/năm ở lớp. Trong khi đó, 35 bang của Mỹ yêu cầu mỗi năm từ 990-1.000 giờ. Lịch học ở Nga kéo dài từ thứ 2 đến thứ 6 ở hầu hết các nơi, thời gian từ 8h đến 13-14h.

Ngoài ra, một số nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Morocco và New Zealand... đã bắt đầu triển khai thử nghiệm cho học sinh học 4 ngày/tuần nhằm giảm tải áp lực học tập và giải quyết bài toán thiếu giáo viên. 

Trường học đề xuất nghỉ học thứ 7, phụ huynh 'người mừng, kẻ lo'Đề xuất học sinh được nghỉ học thứ 7 đang nhận được nhiều sự quan tâm dù không phải lần đầu tiên việc này được đề cập đến.