Trẻ nhỏ,ườiNhậtnuôidạyconkiêncườngchỉbằngcâuCốgắnglênconnhưthếnàbong đá tv đặc biệt là những bé mới lớn, luôn có xu hướng tìm hiểu vạn vật xung quanh. Tuy nhiên, chúng sẽ thường bỏ cuộc một cách dễ dàng khi gặp vấn đề gì đó quá khó khăn. Đây chính là thời điểm quan trọng nhất cha mẹ phải có trách nhiệm quan tâm, dạy dỗ tính kiên cường cho trẻ.
Kate Lewis, một phụ nữ người Mỹ đang sinh sống tại Nhật Bản , là mẹ của một bé trai khẳng định, cô luôn muốn con kiên trì với những nhiệm vụ đầy thử thách, không từ bỏ là cuộc đấu đầu tiên mà cô muốn con đối mặt. “Nếu ban đầu con chưa thành công, tôi muốn con tôi thử lại. Điều quan trọng nhất là tôi tin rằng những gì tôi dạy con khi mới 2 tuổi sẽ là nền tảng để con tiếp cận cuộc sống trong tương lai và là công cụ để con tự lực phát triển”, Kate chia sẻ.
Nana korobi ya oki – “Bảy lần vấp ngã, tám lần đứng dậy”
Quan điểm nuôi dạy con của người Nhật mà Kate đang áp dụng được gói gọn trong câu thành ngữ “Nana korobi ya oki”, nghĩa là “bảy lần vấp ngã, tám lần đứng dậy”. Đây là cách để nuôi dạy con cái rèn luyện tính kiên cường. Người Nhật không muốn trẻ làm việc chỉ để thành công mà là để luôn cố gắng, tiếp tục dấn thân vào những trở ngại trong cuộc sống để khám phá khả năng thật sự của bản thân.
Ganbatte - “Cố lên con, hãy làm tốt nhất có thể”
Kate chia sẻ, khi cô đang loay hoay tìm cách dạy con tính kiên cường, một người bạn Nhật đã nói “chúc may mắn” trước khi cô leo lên núi Fuji. Đây chính là sự khác biệt lớn nhất giữa suy nghĩ của người Mỹ và người Nhật trong cách tiếp cận những thách thức lớn trong cuộc sống. Người Mỹ có thể nói “chúc may mắn” trước một kỳ thi hay bài thuyết trình lớn, còn người Nhật sẽ nói “ganbatte”, nghĩa là “cố gắng lên” hoặc “hãy làm tốt nhất có thể”.
Thay vì giới hạn trẻ em bằng cách nói với chúng những gì đã có, người Nhật khuyến khích trẻ tin rằng, tiềm năng của chúng là vô hạn. Khen ngợi sự nỗ lực là một trong những điều cốt yếu trong văn hóa truyền thống nuôi dạy trẻ em ở Nhật. Sau nhiều thập kỷ giới chuyên gia Mỹ khuyến khích nói với trẻ câu như “con thật thông minh”, các nhà nghiên cứu ở Đại học Chicago và Stanford đã tiến hành nghiên cứu đột phá từ năm 2013 để khẳng định, bố mẹ nên khen ngợi sự nỗ lực của con bằng cách nói “con đã rất nỗ lực”.
Sức mạnh của từ “chưa”
Thay vì dạy con nói “con không biết”, “con không thể hiểu” hoặc “con không thể làm điều này”, người Nhật dạy trẻ nói “con chưa biết”, “con chưa hiểu” hay “con chưa làm điều này”. Sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy nhờ cách nói này giúp trẻ em Nhật Bản có khả năng học tập và tham gia các chương trình ngoại khóa rất tốt. Tại các trường học Nhật Bản, hệ thống trường học và các thầy cô giáo luôn áp dụng quan điểm: trẻ em có thể phát triển tốt dựa trên khả năng tự nhiên. Hệ thống trường học của Nhật Bản được tổ chức như một mô hình dạy trẻ tính kiên cường thay vì những kiến thức rập khuôn.
Chuyên gia tâm lý Angela Duckworth đã viết trong cuốn sách Grit: “Thay vì phân chia các lớp theo trình độ của trẻ, các trường học ở Nhật Bản lại luôn tăng cường tạo niềm tin cho học sinh rằng chúng có thể làm rất nhiều điều ngoài khả năng chúng đang sở hữu. Một số trẻ có khả năng toán học, một số khác thiên về nghệ thuật nhưng cũng có trẻ sở hữu khả năng âm nhạc. Tuy nhiên, các trường không khuyến khích khả năng tự nhiên mà luôn dạy trẻ với sự nỗ lực, mọi người đều có thể làm tốt bất kỳ kỹ năng nào nếu có nỗ lực. Vì thế, trẻ em chỉ có thể chưa biết chứ không phải là không biết.
Nuôi dạy tính kiên cường cho trẻ là một quá trình dài và có nhiều khó khăn. Quá trình này đòi hỏi cha mẹ luôn phải có sự kiên nhẫn với con và trở thành tấm gương để con học tập. Người Nhật Bản đã nỗ lực duy trì văn hóa nuôi dạy con này theo suốt chiều dài lịch sử phát triển của đất nước. Mặc dù văn hóa mỗi nước là khác nhau nhưng nét văn hóa dạy con tính kiên cường của người Nhật Bản là bài học dành cho tất cả mọi người.
Theo GenK
顶: 627踩: 1739
评论专区