Nhờ có kỹ thuật siêu âm phát triển ngày nay đã phát hiện sớm được nhiều bệnh trong đó có bệnh sỏi túi mật và đường mật. Ở Việt Nam,ựcphẩmnàochongườibịsỏimậsoi kèo bóng đá nhà cái hôm nay số người mắc bệnh sỏi mật khá nhiều nhưng các dấu hiệu lâm sàng khá kín đáo, đôi khi lại không có biểu hiện gì. Người bệnh chỉ được phát hiện sau khi siêu âm ổ bụng lúc đi khám bệnh. Theo vị trí, sỏi mật được chia thành hai nhóm chính là sỏi túi mật và sỏi đường mật. Nguyên nhân gây ra sỏi mật được nhiều tác giả cho rằng trong bệnh viêm túi mật mạn tính, sỏi mật phát sinh ra là do cholesterol, ngoài ra còn do giun và trứng giun gây nhiễm khuẩn đường mật làm lắng đọng mật tạo sỏi. Tính chất của sỏi mật được chia ra hai loại là sỏi sắc tố mật (chủ yếu là bilirubinat canxi, loại này ít gặp) và sỏi cholesterol (loại này hay đi đôi với việc có cholesterol máu cao). Nhưng cholesterol dễ gây sỏi nếu nó có các chất béo khác kèm theo vì thế nó thường gắn liền với tình trạng béo phì hoặc chế độ ăn nhiều chất béo.
Vậy nên ăn thế nào là hợp lý cho người có sỏi mật? Chế độ ăn cần: Giảm mỡ: Các chất mỡ ảnh hưởng đến chức phận gan, mật, nhất là loại axit béo no. Nếu ăn nhiều mỡ làm cho mật xuống ruột không điều hoà dễ lắng đọng tạo sỏi. Hạn chế dùng thức ăn giàu cholesterol. Giàu đạm để chống thoái hóa mỡ tế bào gan, tăng tái tạo tế bào gan. Đã có nghiên cứu chứng minh chất cholin có thể chống lại sự xâm nhập mỡ vào gan gây ra bởi các chế độ ăn thiếu đạm. Methionin - một axit amin cần thiết có nhiều trong các chất đạm (casein) của sữa giúp cho tổng hợp cholin. Cholin và methionin được gọi là các chất tiêu mỡ (lipotrope) vì nó có tác dụng chuyển các chất béo từ gan đến các kho dự trữ mỡ ở dưới da. Không có các chất này thì mỡ sẽ tụ lại trong tế bào gan gây thoái hóa mỡ. Tăng cường chất bột và chất xơ để chống táo bón vì táo bón đặt ra cơ hội cho vi khuẩn đường ruột phát triển dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật... Các thức ăn nên dùng: Các loại thịt không mỡ như thịt bò, thịt gà bỏ da, thịt lợn nạc, cá nước ngọt: cá chép, cá rô phi... Có thể dùng sữa ít béo, sữa chua rất tốt. Các loại đậu đỗ như đậu nành, đậu xanh... nhưng cần nấu nhừ hoặc nghiền hay làm thành đậu phụ. Nếu giá đỗ hoặc các loại rau mầm có thể trộn dầu dấm có độ chua dịu nhẹ... Các thức ăn nhiều chất đường bột như gạo, bánh mỳ, bánh ngọt (ít bơ, trứng). Nhiều hoa quả và rau tươi để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất. Các loại rau quả như cà rốt, củ cải, dưa hấu, cần tây, thì là... cũng rất tốt cho người bị sỏi mật. Các thức ăn hạn chế dùng: Các loại thịt cá mỡ (thịt lợn mỡ có 37,3g lipid/100g,cá mỡ có 9,3g lipid / 100g). Các loại phủ tạng động vật: bầu dục lợn có 319mg cholesterol/100g, gan gà có 345mg cholesterol/100g, gan lợn có 301mg cholesterol/100g, gan vịt có 515mg cholesterol/100g, óc lợn có 2195mg cholesterol/100g, óc bò có 3010mg/100g cholesterol/100g. Các loại thực phẩm có nhiều canxi như ốc (ốc bươu, ốc nhồi, ốc vặn đều có trên 1.300mg canxi/100g) hoặc rạm (có tới 3.520mg/100g), tôm đồng (có 1.120mg/100g), tép gạo (có 910mg/100g); Các loại chất kích thích như rượu, chè, cà phê... 4 triệu chứng phố biến của bệnh sỏi mậtNhững triệu chứng tưởng như thông thường: rối loạn tiêu hóa, sốt, vàng da, đau bụng, mạn sườn lại là các triệu chứng phổ biến của bệnh sỏi mật. |