您的当前位置:首页 >Cúp C2 >Chủ tịch Trương Gia Bình: “Đại học FPT là điểm chạm của khát vọng, đam mê”_ket qua bong da truc tiep hom nay 正文

Chủ tịch Trương Gia Bình: “Đại học FPT là điểm chạm của khát vọng, đam mê”_ket qua bong da truc tiep hom nay

时间:2025-01-11 00:08:09 来源:网络整理编辑:Cúp C2

核心提示

Tin thể thao 24H Chủ tịch Trương Gia Bình: “Đại học FPT là điểm chạm của khát vọng, đam mê”_ket qua bong da truc tiep hom nay

Ngày 10/9/2016,ủtịchTrươngGiaBìnhĐạihọcFPTlàđiểmchạmcủakhátvọngđammêket qua bong da truc tiep hom nay tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, ĐH FPT tổ chức lễ tri ân nhân dịp 10 năm thành lập. Với chủ đề “Tháng 9 - Mùa thu năm ấy”, sự kiện là nơi để ĐH FPT gặp lại và tri ân những người bạn lớn - các lãnh đạo, chuyên gia các ngành khoa học, công nghệ và giáo dục đã hết lòng ủng hộ và đồng hành cùng trường trong chặng đường xin mở trường đại học tư thục từ doanh nghiệp và đấu tranh xin thí điểm tự chủ.

Tại lễ tri ân, hai sáng lập viên của ĐH FPT thời kỳ đầu là TS.Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT đầu tiên của trường và TS. Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng đầu tiên của trường đã cùng các vị khách mời ôn lại những kỷ niệm của thời kỳ đầu nhiều khó khăn thách thức, từ khi FPT có ý tưởng mở rộng phát triển sang lĩnh vực giáo dục vào năm 2003 cho đến giai đoạn Ban dự án thành lập trường ĐH FPT triển khai xây dựng các đề án tiền khả thi để nộp các cơ quan chức năng (tháng 12/2004), dù khi đó Luật Giáo dục của Việt Nam chưa có cơ chế cho phép thành lập trường đại học tư và lại càng chưa có cơ chế để một trường đại học do doanh nghiệp thành lập được ra đời.

Sự ra đời của Luật Giáo dục sửa đổi 2005 với thay đổi lớn - cho phép thành lập trường đại học tư thục tại Việt Nam đã như tiếp thêm sức mạnh để nhóm dự án do TS. Trương Gia Bình làm “tư lệnh” và TS.Lê Trường Tùng là thành viên thường trực nỗ lực đẩy nhanh quá trình xin cấp phép thành lập trường đại học tư thục từ doanh nghiệp và đấu tranh để được thí điểm tự chủ.

Đầu năm 2006, sau hơn 2 tháng Luật Giáo dục 2005 có hiệu lực, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương thành lập ĐH FPT tại Hà Nội. Sáu tháng sau, vào ngày 8/9/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 208 cho phép chính thức thành lập ĐH FPT - trường đại học tư thục đầu tiên do doanh nghiệp thành lập. Giữa tháng 11/2006, với Quyết định số 6767 của Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ cho ĐH FPT đào tạo ngành Kỹ thuật Phần mềm và công văn của Bộ này cấp cho trường 500 chỉ tiêu tuyển sinh trong số thí sinh đạt điểm sàn trở lên, hành trình đấu tranh đòi được  thí điểm tự chủ của ĐH FPT đã đi đến hồi kết. Theo chia sẻ của TS. Lê Trường Tùng, cuối giờ chiều ngày 15/11/2006, các báo đã đồng loạt đưa tin ĐH FPT được tự chủ; đồng thời sự kiện ĐH FPT đòi tự chủ đã được nhiều tổ chức chọn là sự kiện tiêu biểu của năm 2006.

Tại lễ tri ân ngày 10/9, TS.Trương Gia Bình đã chia sẻ những kỷ niệm sâu sắc và bày tỏ lòng biết ơn chân thành với các bậc tiền bối, những ân nhân của ông và trường Đại học FPT như: GS Hoàng Tụy, cố GS Nguyễn Văn Đạo và vợ ông - PGS. Trần Thị Kim Chi, GS Hồ Ngọc Đại, GS Hồ Sỹ Thoảng… “Mùa thu năm ấy, Đại học FPT là một điểm chạm của rất nhiều khát vọng, đam mê. Nếu mùa thu năm ấy là mốc thì có lẽ chúng ta phải lùi lại nhiều năm trước. Phải nói rằng một cách nào đó, các vị tiền bối đều là những người ân nhân của chúng tôi, không phải chỉ vào mùa thu năm 2006 (thời điểm Đại học FPT được Chủ tịch Trương Gia Bình: “Đại học FPT là điểm chạm của khát vọng, đam mê”thành lập - PV) mà từ mùa thu của nhiều năm trước”, ông Bình nói.

Khẳng định bản thân mình đã có cơ hội được học tại một trong những trường tốt nhất trên thế giới, ông Bình cũng cho rằng, mùa thu năm 2006 còn là một "điểm chạm" giữa những sáng lập viên ĐH FPT và các nhà quản lý, chuyên gia để cùng hiểu là Việt Nam rất cần những thanh niên có khát vọng về khoa học, công nghệ và có năng lực để tự học, tự phát triển, tự giải quyết các vấn để của mình. Ông Bình cho biết: “Tuy nhiên, khi đó chúng tôi cũng nhận thấy đang thiếu thốn trường để những thanh niên Việt Nam có khát vọng, có năng lực này phát triển. Chúng tôi đặt ra các câu hỏi Tại sao mình phải ra nước ngoài mới học tập được? Tại sao không phải là người nước ngoài đến Việt Nam học tập? Và chúng tôi thể hiện mong muốn đó trong khuôn khổ trường ĐH FPT”.

Cũng theo chia sẻ của ông Bình,cố GS Nguyễn Văn Đạo chính là người tiên phong ủng hộ, phát biểu hết sức mạnh mẽ, động viên để người FPT có lòng quyết tâm thực hiện việc xin mở trường đại học tư thục: “Giai đoạn đó, anh Đạo đã trực tiếp viết một loạt bài báo bày tỏ quan điểm đại học Việt Nam phải được tiên tiến như tất cả các trường đại học trên thế  giới, phải có quyền tự chủ để được dạy theo cách tốt nhất mà trường đại học nghĩ rằng cần phải như vậy”.