- "Với những thí sinh bị mất giấy tờ hay sai sót do lỗi của người nhậpliệu,ạisaođềthinămnaycónhiềukhácbiệkqbd a league các hội đồng thi cứ bố trí cho thí sinh thi và phải yêu cầu thísinh cam đoan. Không để thí sinh lợi dụng việc bổ sung để thi kèm, thi hộ...." Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga trao đổi sau khi kết thúc thi đợt 1 sáng 5/7. Tham khảo bài giải đề thi đại học môn toán
- Trong đợt tới sẽ có nhiều môn thi hơn, số lượng đề thi nhiều hơn. Các trường lưu ý cán bộ về lịch thi các môn, tránh nhầm lẫn trong việc bóc đề thi. Và cần nhắc nhở thí sinh tuân thủ quy chế, không mang điện thoại di động vào phòng thi để tránh những trường hợp bị đình chỉ thi như đã xảy ra trong đợt I. Đồng thời, trường tiếp tục các biện pháp năng ngừa thí sinh mang thiết bị công nghệ cao vào phòng thi và ngăn chặn hiện tượng thi kèm thi hộ.
Năm nay đề thi đã có sự khác biệt so với năm trước, không còn phần chung - phần riêng. Việc này nhằm mục đích gì, thưa ông? Và có phải đề thi như vậy để tiếp cận việc tổ chức một kỳ thi sau này? - Xu hướng ra đề thi là để kiểm tra năng lực, tức là từ kiến thức mà các em đã học kiểm tra khả năng tư duy sáng tạo như thế nào, áp dụng kiến thức đã học ra sao trong thực tiễn... Vì vậy, đề thi không nhất thiết phải bao trùm hết kiến thức các em đã học ở bậc phổ thông. Nếu phần kiến thức để kiểm tra năng lực đó chỉ nằm ở phần giao thoa giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao thì không cần phải có phần đề thi theo chương trình chuẩn và phần theo chương trình nâng cao cho thí sinh chọn nữa nữa, giống như các đề thi toán và lý vừa rồi. Và Bộ đã giao cho Ban đề thi toàn quyền xử lý việc này - sử dụng kiến thức nào để kiểm tra năng lực, và kiến thức ấy nằm trong chương trình nâng cao hay cơ bản… Nếu kiến thức sử dụng trong đề thi không nằm trong phần giao thoa sẽ buộc phải có hai phần câu hỏi riêng để thí sinh tự chọn. Nếu nằm trong phần giao thoa thì không cần phải chia đề thi ra nữa. Hơn nữa, việc bỏ phần tự chọn đi cũng giảm bớt sự phân vân của thí sinh trong quá trình làm bài vì các em chỉ có một sự lựa chọn đó thôi. Điều này tránh cho các em việc vô tình làm một vài câu trong cả hai phần tự chọn, bị phạm quy và trừ điểm như một số trường hợp đã xảy ra những năm qua. Thay đổi có lợi cho thí sinh, nhưng Bộ GD-ĐT không có sự thông báo trước khiến thí sinh bất ngờ... - Đúng là điều này không thông báo trước, vì tùy theo Ban đề thi thấy kiến thức nằm ở đâu sẽ ra đề như vậy. Quy chế cũng không buộc phải ra phần tự chọn hay không. Như vậy có thể hiểu trong các đề thi của đợt 2 sắp tới có thể sẽ có những đề không có phần tự chọn, và có những đề có hai phần? - Cái đó tôi không nói được, vì do Ban đề thi quyết định. Riêng với môn ngoại ngữ có thể khẳng định sẽ chỉ có trắc nghiệm và không có phần viết, bởi vì kỹ thuật xử lý bài thi sau khi chấm đối với phần viết chưa chuẩn bị kịp, nên Bộ đã yêu cầu ban đề thi không ra phần viết. Trong đợt thi vừa qua một số trường hợp thí sinh thất lạc hồ sơ được các hội đồng thi bổ sung vào phút cuối, không xếp số báo danh theo thứ tự abc... Đối với những trường hợp này có cần phải lưu ý gì không, thưa ông? - Trong trường hợp đặc biệt phải xử lý đối với những thí sinh bị mất giấy tờ hay sai sót do lỗi của người nhập liệu, các hội đồng thi cứ bố trí cho thí sinh thi và phải yêu cầu thí sinh cam đoan. Những trường hợp này được theo dõi đặc biệt, như khi chấm bài thì chấm công khai, chấm mở. Không để thí sinh lợi dụng việc bổ sung để thi kèm, thi hộ. Những trường hợp nghi ngờ thanh tra sẽ kiểm tra, giám sát kỹ thí sinh. Xin cảm ơn ông!
|