Lạng Sơn có nhiều điều kiện để phát triển du lịch vùng biên giới. Tỉnh có 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng),ịchbiêngiớiởLạngSơnhútkháchtrảinghiệtrận đấu valencia cf gặp real madrid 2 cửa khẩu quốc gia (Tân Thanh và Chi Ma) cùng 10 lối mở biên giới với Trung Quốc.
Những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung hoàn thiện hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển du lịch như đường giao thông, điện lưới quốc gia, hạ tầng công nghệ thông tin; xây dựng, hình thành các trung tâm dịch vụ, các khu điểm du lịch; kết nối các điểm du lịch, các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng ở biên giới...
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển, khai thác các sản phẩm du lịch, các tuyến, điểm du lịch khu vực biên giới đã tạo nên những sản phẩm dịch vụ đặc sắc, có tính cạnh tranh góp phần quan trọng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, hợp tác quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương.
Đến các huyện vùng biên của Lạng Sơn, du khách có thể tham quan tuyến đường tuần tra biên giới từ cửa khẩu Chi Ma (Lộc Bình) đến Bắc Xa (Đình Lập), nơi có nhiều cột mốc.
Ngoài ra, tuyến TP Lạng Sơn đi Đồng Đăng, Hữu Nghị, Tân Thanh, tuyến TP Lạng Sơn đi Bằng Tường (Trung Quốc) trong ngày bằng giấy thông hành, mua sắm tại điểm du lịch thương mại chợ cửa khẩu Tân Thanh (Văn Lãng), điểm du lịch cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng (Cao Lộc)… cũng thu hút khách trải nghiệm.
Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến du lịch giữa Lạng Sơn và Quảng Tây (Trung Quốc) được quan tâm. Hai bên duy trì các sản phẩm du lịch như: Tuyến du lịch Lạng Sơn - Nam Ninh, tour cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị - Bằng Tường (Trung Quốc)…
Để thu hút khách du lịch, thời gian qua, các cấp đã quan tâm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Các hoạt động cụ thể gồm: Tổ chức các lễ hội truyền thống, tuyên truyền khuyến khích các tầng lớp nhân dân mặc trang phục dân tộc truyền thống trong các lễ hội, sự kiện văn hóa...
Du lịch biên giới kết hợp mua sắm được xem là sản phẩm du lịch đặc trưng của Lạng Sơn bên cạnh các sản phẩm thế mạnh như: Du lịch văn hóa, lịch sử về nguồn, lễ hội; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch thể thao, vui chơi giải trí. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm nay, Lạng Sơn đã đón gần 2,2 triệu lượt khách, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Thời gian tới, Lạng Sơn tiếp tục phát triển sản phẩm du lịch đi đôi với tái đầu tư, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường, tăng cường liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong tỉnh, giữa các tỉnh trong khu vực và trong cả nước…